Chuyển đến nội dung chính

Sách: "Đêk biết gì cũng tiến" - Chương 2: Tây du ký

 Chương 2 cuốn "Đêk biết gì cũng tiến" có tên mỹ miều là "Hôm qua còn theo anh đi ra đường quốc lộ/Hôm nay đã một mình lên đường sang Ấn Độ"




Câu chuyện 1: Bangalore

Trong cuốn “Decline and Fall of the American Programmer – Thăng trầm của người lập trình viên Mỹ” do Edward Yourdon viết năm 1992, ông này đã dự báo là lập trình viên các nước châu Á, cụ thể như Ấn Độ và Nhật Bản sẽ chẳng mấy chốc vượt Mỹ về tính hiệu quả. Ông còn đưa ra phương pháp khắc phục là phải áp dụng các phương pháp luận từ những ngành khác, tương tự như ngành ô-tô Nhật Bản đã áp dụng để chế ra những chiếc xe hiệu quả hơn xe Mỹ.
Bởi thế, năm 1994, trong danh sách các mô hình phải học tập, khi xây dựng đề án khu Công nghệ cao Hòa Lạc, lãnh đạo FPT lúc đó là anh Trương Gia Bình và trợ lý Lê Thế Hùng (aka Hùng Râu) đã đề xuất đi thăm Electronic City ở Bangalore, bên cạnh Silicon Valley của Mỹ, Tân Trúc của Đài Loan, Ishikawa của Nhật, Daego của Hàn.
Tất nhiên viết là viết thế thôi, chẳng ai tin Ấn Độ có cái gì để mình học cả. Xa xôi quá. Văn hóa khác biệt quá. Mà cũng chẳng thấy thành tích gì.

Silicon Valley thì khỏi phải nói. Đại học Stanford huyền thoại. Intel inside tất cả các máy PC… (thời đó bọn Facebook, Google chưa ra đời). Tân Trúc vĩ đại nơi khởi nguồn của các công ty bán dẫn như TSMC, mang gương mặt của Chúa. Hay Daego Hàn Quốc với công nghệ sinh học. Ishikawa Nhật Bản làm siêu máy tính.
Còn Bangalore à, đi Ấn chắc chỉ thăm Taj Mahal.

Cho đến sau Hội nghị Đồ Sơn 1998, được gọi là Diên Hồng của FPT. Trong bối cảnh lúc đó khủng hoảng kinh tế châu Á. Công ty cũng bắt đầu có số má ở Việt Nam. Nhưng thị trường quá nhỏ. Phải đi ra nước ngoài. FPT mới quyết định đi Ấn Độ.

Đó là tháng 12, đoàn đi dưới danh nghĩa Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường thăm quan các công ty công nghệ Ấn Độ tại Bangalore. Trong đoàn có TGB, TGB, NTN và Hùng Râu. Bên Bộ có mấy người, nhưng ấn tượng nhất với tôi là ông anh làm bên Viện chiến lược Công nghệ. Khi tôi hỏi, cụ thể làm chiến lược là làm gì, anh đã trả lời tỉnh bơ: “Việt Nam mình có biết làm chiến lược đâu em, nên anh chỉ tranh thủ ngủ cho đỡ hại nước hại dân!”

Câu chuyện 2: Ấn tượng

Ấn Độ đón chúng tôi khá lộn xộn. Tôi còn nhớ giữa sân bay có một cái cây mọc lù lù. Mấy anh em được xếp trong một cái Khách sạn, hóa ra là ký túc xá, không hiểu sao chưa có sinh viên, muỗi đốt gần chết. Vui nhất là kéo nhau đi ăn đường phố. Món ăn Ấn rẻ tiền thường là bánh nan (một loại bột mì rán) chấm vào một thứ nước sền sệt, cứ gọi hết là cari cho dễ hiểu. Tay bánh, tay cari. Bánh giòn, cari bùi bùi, nồng nồng khá ngon. Lần đó đang ăn, thì anh Bình phát hiện ra đĩa cari của anh bị vẹt mất một nửa. Anh liền hỏi: sao Nam ăn của anh. May quá tôi lại ngồi bên tay cầm nan. Nên có bằng chứng ngoại phạm. Nhìn quanh, thì phát hiện ra một chú dê, đã liếm nửa đĩa cari của B. Tiếc của, B nghĩ một lúc rồi lại điềm nhiên ăn tiếp. Sự thực thì từ hồi ở Giảng Võ anh đã ăn rất khỏe, thường là ăn đĩa của người khác, ai dám ăn của anh.

Nhưng những gì nhìn thấy ở các công ty công nghệ Ấn Độ làm chúng tôi bàng hoàng.

Ấn tượng thứ nhất. Đó là khu Electronic City nằm ở ngoại ô Bangalore. Vị trí không có gì đặc biệt. Đường đến xô bồ lộn xộn. Trong khu thi cỏ dại la liệt, bò ỉa khắp nơi (Bò ở Ấn Độ là thần). Nên câu đầu tiên chúng tôi hỏi Ban quản lý Khu trong cuộc gặp chính thức là: Tại sao các ông lại chọn địa điểm này?” Họ đã trả lời. Chúng tôi cũng không biết. Nhưng năm 1932, khi Texas Instrument (một công ty điện tử rất lớn của Mỹ) quyết định đầu tư vào Ấn Độ, họ đã chọn ở đây. Chắc họ cũng đã nghiên cứu kỹ rồi. Nên chúng tôi theo.” Câu trả lời trực diện, đơn giản này đã gây sốc với tôi. Trong khi ở Việt Nam, Hòa Lạc được chọn vì là nơi “đất thiêng”, tựa núi Tản, nhìn sông Đà, phong thủy phù hợp. Chẳng liên quan gì công nghệ. Mãi sau này khi có nhiều khách nước ngoài, tôi mới hỏi họ tại sao không vào Hòa Lạc, ưu đãi như thế, họ đều bảo xa sân bay, xa cảng biển quá. Chẳng ai quan tâm đến phong thủy cả.
Không ngoan chẳng lọ thật thà, cứ đường to mà đi thôi.

Ấn tượng thứ hai đó là trụ sở công ty Infosys. Như đã nói ở trên, đường xá nội khu Electronic City khá luôm nhuôm. Nhưng bước qua cửa Infosys. Đó là một thế giới khác. Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát trời, nam mặc quần âu, sơ mi trắng, thắt cà vạt, nữ váy văn phòng, hoặc quấn sari Ấn. Tôi thầm thì với Hùng Râu: đẹp hơn văn phòng Microsoft ở Redmont anh ạ. Hồi đó Microsoft cũng quảng bá văn phòng của họ kinh lắm. Mà đây có phòng “Bill Gates” này. Tôi hỏi bạn dẫn đoàn, có cần thiết phải làm đẹp thế không? Bạn đã trả lời: Ấn độ là một nước nghèo đói, lộn xộn, chúng tao phải làm cho nhân viên thấy rằng bước vào công ty là một thế giới khác, và họ phải thay đổi.” Tôi ấp ủ giấc mơ làm văn phòng đẹp từ đó, mà mãi đến tháng 1/2010, mới được Bùi Thiện Cảnh hiện thực hóa phần nào ở tòa nhà Massda Đà Nẵng.

Ấn tượng thứ ba, là mô hình đào tạo của NIIT. FPT rất quan tâm đến mảng đào tạo. Trung tâm đào tạo FPT (FIT) được thành lập từ năm 1989, chỉ sau FPT mấy tháng, đóng ngay trong trường Am cũ. Dạy đủ thứ, từ tin học văn phòng đến toán, lập trình. Giám đốc đầu tiên là anh Phương, nhưng tâm huyết nhất là anh Bùi Việt Hà, cũng dân toán MGU, bạn anh Bình. Anh Hà là một giáo viên giỏi, tận tâm. Anh tự viết sách giáo khoa, xây dựng phương pháp giảng dạy.
Nhưng có hai vấn đề anh bí: một về quản trị là mãi vẫn không lớn được và hai là về công nghệ: luôn phải chạy theo ông Microsoft. Nên khi được NIIT giới thiệu là họ có hàng trăm trung tâm trên khắp thế giới, thì anh Bình ngất. Trả lời câu hỏi đầu tiên bên NIIT giới thiệu là họ có bí kíp “franchise – nhượng quyền” các trung tâm không khác gì McDonald. Chỉ sợ không có học viên. Còn xây dựng vận hành là chuyện nhỏ.
Còn câu hỏi thứ hai về sự lạc hậu công nghệ, câu trả lời còn đơn giản hơn: không phải NIIT phải chạy theo Microsoft, mà MS phải liên lạc với NIIT từ trước khi công nghệ/sản phẩm mới ra đời, để giúp họ chuẩn bị giáo trình, tổ chức giảng dạy. Khi công nghệ/sản phẩm mới ra lò, là có người dùng ngay rồi, thì mới bán được.
Cái này thì ngoài tầm suy nghĩ của chúng tôi thật. Anh Bình sướng quá đề nghị luôn, cho chúng tôi hợp tác với các ông ở Việt Nam (còn tại sao sau này lại làm việc với Aptech là chuyện khác, người tình trong mộng đã chắc gì là vợ tốt:-)

Ấn tượng cuối cùng và cũng là sâu sắc nhất. Đó là sự phổ cập của CNTT ở Bangalore. Nhìn biển công ty, tôi nói với Hùng Râu: em nghĩ công ty CNTT ở đây chắc phải nhiều hơn tiệm gội đầu ở Việt Nam (vốn đầu ngõ nào cũng có). Trên các bức tường, cột điện, thay vì các biển hiệu “khoan cắt bê tông”, hay quảng cáo “thuốc chữa yếu sinh lý” như ở Hà Nội, là các mẩu giấy mời mọc đi học Java và C++, những ngôn ngữ lập trình mà ở ta lúc còn rất ít người biết. Thời điểm đó là mua cao điểm của phong trào Y2K, nên khắp nơi thấy giăng quảng cáo của TCS (Tata Consulting Service – công ty phần mềm lớn nhất Ấn Độ): học sinh tốt nghiệp phổ thông, chỉ cần học thêm 3 tuần là có thể tham gia được dự án Y2K cùng TCS.

Mấy năm sau, năm 2005, khi đọc cuốn “Thế giới phẳng” của Thomas Frieldman tôi có gặp lại cảm giác này, khi Thomas, sững sờ sau chuyến thăm quan đã hỏi Murthy chủ tịch Infosys: “các ông làm hết thế này, thì các chuyên gia Mỹ sẽ còn gì để làm?” Murthy đã trả lời: “đó là câu hỏi cho các ông, không phải cho chúng tôi.”

Ngoài lề còn có hai chuyện, ít nhất là cũng làm tăng cảm tình của tôi với đất nước Ấn Độ.

Đầu tiên là đổi tiền, mấy bạn bên sứ quán dặn là nếu muốn đổi tiền cứ mang đến sứ quán mà đổi, an toàn. Ở ngoài dễ gặp lừa đảo. Chiều đó, mấy anh em đang đi dạo, có mấy chú bé gạ gẫm đổi tiền. Hỏi tỷ giá bao nhiêu, nó bảo 42 (1 đô ăn 42 rupee tiền Ấn). Ở sứ quán lúc đó là 37. Anh em bảo thử cái. A Bình rút ra $100. Thằng bé cầm lấy rồi chạy vọt đi mất. Anh em an ủi, tham thì thâm, thôi của đi thay người. Tầm 15 phút sau, thấy thằng bé cầm tiền đến. Đủ 4200 rupee. Hóa ra nó chỉ là shipper, phải mang đi chỗ khác đổi. Thế mà chúng tôi đã nghi oan cho nó.

Chuyện thứ hai cũng vui. Số là anh Bình rất thích process – quy trình. Mà không biết là cái gì nên gặp ai cũng hỏi, mày có process không để xin. Tối đó, được sắp xếp ăn với một ông chủ. Cũng còn trẻ. Công ty phần mềm độ 600 nhân viên. Được một lúc Bình lại hỏi process. Đang dưng đang lành, tự nhiên ông chủ hỏi: chúng mày có phải là đảng viên cộng sản không? Tôi với Hùng Râu thì không phải đảng viên thì dễ còn Bình đảng viên gộc, đâm ra lúng túng. Không hiểu ý ông chủ là gì, nên B đánh trống lảng sang chuyện khác. Một lúc sau, ông chủ mới bảo: bố tao là chủ tịch Đảng Cộng sản ở đây. Tao được cử sang Matxcova học Đại học mang tên Lumumba (trường chuyên đào tạo con cháu các lãnh tụ cộng sản). Về nhà, hai anh em phê phán Bình suốt: anh mà nhận là bí thư chi bộ, khéo ông chủ đã tặng không process rồi
(Vụ process này sẽ được phân tích kỹ trong chương 6)

Câu chuyện 3: Làm thôi

Trên đường bay về Việt Nam, bên cốc mì ăn liền ở ở Bangkok, Bình đã quyết định: Nam hãy bắt đầu đi. Người Ấn làm được. Chúng ta cũng sẽ làm được.

Quyết định theo mô hình Ấn Độ là một quyết định chiến lược, tuy có vẻ ngẫu nhiên, nhưng thực sự có cơ sở. Ấn Độ đã có lời giải cho tất cả các câu hỏi mà chúng tôi có thể đặt ra

FPT India được thành lập và trở và trở thành chi nhánh nước ngoài (OB) đầu tiên của Fsoft. Tiên phong hạ cánh xuống Bangalore là Henry Trần Văn Hùng và 2 tuần sau là Khúc Trung Kiên. Đây là một sự kiện lớn của tập đoàn, và trong Hội diễn STC 1999, vở kịch “Tiễn anh lên đường” của FSS đã dành giải thưởng cao nhất
Hôm qua còn theo anh/Đi ra được quốc lộ/Hôm nay đã một mình/Lên đường sang Ấn Độ

Trước đó, ngày 13/1/1999, Fsoft được thành lập với 10 thành viên được đích thân Bình lựa chọn phỏng vấn và 3 sinh viên thực tập. Việc đầu tiên mà giám đốc Nam làm là chuyển sang trụ sở mới ở tầng 3 tòa nhà CityFlower, 23 Láng Hạ. Còn sau đó thì chủ yếu là học tiếng Anh, thi chứng chỉ Microsoft, và đánh trận giả. Chẳng biết kiếm khách ở đâu.

Quyết định thành lập F-India, bởi thế có vẻ khá khó hiểu. Chúng ta sẽ làm gì ở bên đó.
Kiếm khách? Khách mà đã mò sang đấy thì nó dùng luôn TCS, Wipro, Infosys, đái hoài gì đến FPT
Hay tuyển người? Không có khách thì tuyển làm gì?
Hay tiếp tục lang thang học hỏi. Ờ, mà cái này có lẽ đúng.

Đấy là sau này mới biết. Còn ngay lúc đó, như một nhà chiến lược, Bình hiểu tất cả những lời hô hào kêu gọi ồn ào trên media sẽ dần lu mờ, nếu không có một hành động cụ thể, có thể gây tiếng vang. Và FPT India ra đời để chứng minh cho cam kết của FPT.

Ngày 23/11/1999, FPT tổ chức họp báo công bố thành lập Chi nhánh Ấn Độ (FPT India). Trụ sở văn phòng đóng tại Bangalore, nơi tập trung số lượng lập trình viên lớn nhất thế giới. Ông Khúc Trung Kiên làm Giám đốc Chi nhánh. Ngoài ra, FPT India còn có bà Bùi Thị Hồng Liên và ông Phạm Minh Tuấn. Ngày 01/12/1999, tại sân trụ sở 89 Láng Hạ, FPT đã tổ chức lễ tiễn ông Khúc Trung Kiên lên đường sang chiến trường B - Ấn Độ. Tổng Giám đốc Trương Gia Bình ban Chiếu chỉ: “Tướng ngoài biên ải tùy cơ mà hành sự, có quyền chém trước tâu sau, tận tâm tận lực, quyết chiến quyết thắng”.

Về sứ mệnh của mình, ông Khúc Trung Kiên cho biết, FPT India sẽ là cầu kết nối giữa lực lượng sản xuất phần mềm trong nước với các nền công nghiệp phần mềm tiên tiến trên thế giới. Việc kết nối này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng cập nhật được những công nghệ mới nhất, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới và chuyên gia công nghệ cao cấp để chuyển giao và áp dụng vào các dự án của Việt Nam cũng như xuất khẩu.

Và tính toán của Bình đã không sai. Trong đêm giao thừa, gọi là lễ Chuyển giao Thiên niên kỷ, tất cả nhân viên FPT sau khi nghe lời chúc mừng và kêu gọi của giám đốc hải ngoại đầu tiên Khúc Trung Kiên, đã hừng hực khí thế tiến lên. (Có lẽ cũng ít nhân viên biết bài phát biểu đó được ghi âm trước, vì internet thời đó tậm tịt, ai dám livestream như bây giờ.)

Đầu năm 2000, Báo Chúng ta đã gây ra một vụ xi-cang-dan lớn. Với 3 bài viết trên cùng một số báo ra ngày 14/01/2000 là “Tây tiến” của Hoàng Nam Tiến, “Hịch tiễn tướng” (tác giả vô danh), và “Các Sao luận về chiến tranh” của Tuấn Việt - Thu Huệ, khiến tờ báo trở thành một sản phẩm “quái đản” dưới con mắt của một số nhà phê bình. Lần lượt các báo Đầu tư, Lao động, Nhà báo và Công luận... có bài phê phán. Tháng 02/2000, Bộ Văn hóa và Thông tin ra công văn tạm đình chỉ xuất bản 2 tháng. Quan trọng nhất là chiến lược tuyên truyền của Bình bị nghi ngờ nghiêm trọng. Những dòng viết như “Ta (tức là Bình) ban cho các ngươi (tức là Nam và Hùng Henry), được quyền sang Tây, để chiếm nhà Tây mà ở, cướp tiền Tây mà tiêu, lấy gái Tây mà chơi” được diễn giải đấy mới là mục đích chính của bọn FPT, đem tiền trong nước sang nước ngoài sống xa hoa, chứ xuất khẩu công nghệ trí tuệ gì bọn nó.

Vũ Thanh Hải cùng NamNT, được giao nhiệm vụ dẫn đoàn đại diện Ban tuyên giáo sang thăm FPT India, để minh oan cho “tiếng xấu” đi Tây ăn chơi. Thật không có gì dễ hơn. Các vị quan chức vốn đã quen với việc nước ngoài là sung sướng, lần đầu tiên được cảm nhận những gian khổ và thách thức mà các nhân viên của FPT phải đối mặt hàng ngày. Gần 10 ngày “ba cùng”, kể cả chạy vào WC quên mang theo giấy (các nhà vệ sinh ở Ấn độ chỉ dùng xô và gáo), hay đi lùng thịt lợn ăn cho đỡ nhớ, đã làm các cán bộ tuyên giáo hiểu rõ sự ngờ nghệch nhưng đúng là đek biết gì cũng tiến.

Vào đầu hè năm 2000, Khúc Trung Kiên trao lại “ấn kiếm” cho Bùi Thị Hồng Liên lên đường về nước làm Phó Giám đốc FSOFT. Nguyễn Đức Quỳnh được điều sang bổ sung. Đến đầu năm 2002 thì tất cả cũng xách kiếm hồi hương.

Tuy không đạt được các mục tiêu kinh doanh nhưng FPT India đã đóng góp vai trò rất lớn cho việc xây dựng hình ảnh một công ty tiên phong mang công nghệ đi kiếm tiền Tây. Tất cả các đoàn khách quan chức Việt Nam đến thăm Bangalore đều ghé thăm trụ sở nhỏ bé của Findia. Ông Hoàng Minh Châu, Phó Tổng Giám đốc FPT, nhận định: “Việc một công ty Việt Nam có chi nhánh ở thung lũng phần mềm nổi tiếng nhất châu Á là sự kiện có sức thu hút đặc biệt và trên thực tế nó đã lôi kéo được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách của Nhà nước đối với định hướng chiến lược xuất khẩu phần mềm”.

FPT India đã vinh dự được đón tiếp đoàn công tác của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam...

Đội ngũ cán bộ trẻ được rèn luyện qua một môi trường đầy thách thức, đã trở thành những trụ cột của Fsoft sau này. Tại thời điểm 2023, Nguyễn Đức Quỳnh là giám đốc Fsoft HCM, còn Phạm Minh Tuấn, đang là CEO của FPT Software, sắp cán mốc 1 tỷ USD doanh thu.

Câu chuyện 4: Narayana Murthy

Narayan Murthy và 6 người bạn đã thành lập công ty Infosys năm 1981 với số vốn vẻn vẹn là 250 USD. Công ty hiện tại có doanh thu năm 2022 là $16.3 tỷ đô la Mỹ và giá trị thị trường vào thời điểm cao nhất là 100 tỷ (hiện tại là 70.1 tỷ)

Công ty Infosys cũng như đích thân vị chủ tịch Narayana Murthy, luôn là hình mẫu cho Fsoft noi theo. Một trong các đệ tử của ông, Mr Binot, thành viên Hội đồng quản trị, đã luôn nói với chúng tôi: bọn mày cần bất cứ thứ gì có thể hỏi. Sau khi nghỉ hưu ông đồng ý trở thành Thành viên Hội đồng quản trị của FPT.

Tôi có ba bài học cuộc đời với chủ tịch Murthy:

1/ Ông đã cho xuất bản cuốn "CMM in practices", là cuốn sách mà Infosys cung cấp tất cả mẫu mã và qui trình phần mềm của họ, làm sáng tỏ những khái niệm về software engineering đang hết sức mù mờ với bọn tôi lúc đó! Học theo ông, năm 2008, Fsoft cũng đã nộp tất cả các quy trình và mẫu mã báo cáo của mình cho Bộ TTTT làm tài sản chung.

2/ Trong cuốn sách "A BETTER INDIA A BETTER WORLD", ông đưa ra một quan điểm lãnh đạo mà tôi rất tâm đắc: lãnh đạo giỏi là người cung cấp năng lượng để nhân viên phát triển tốt nhất những phẩm chất của mình, chứ không uốn nắn, hướng dẫn, hệt như mặt trời tỏa sáng cho cây quang hợp, chứ không quyết định cây nào là cây gì.

3/ Câu đầu tiên ông nói với chúng tôi khi gặp ông lần đầu: "chúng mày đã đánh bại được ý chí xâm lược của nước Mỹ, thì việc gì chúng mày cũng có thể làm được miễn là chúng mày có quyết tâm!" Đây là lời động viên to lớn với chúng tôi.

Ông đã lý giải sự thành công của Infosys bằng 7 nguyên tắc và 4 thông điệp mà ông đã đề ra từ ngày đầu tiên khi cùng với 6 người bạn nữa bắt đầu Infosys năm 1981 với số vốn là 250 đô la Mỹ
- phải tiêu ít hơn số tiền làm ra
- lợi nhuận từ ngày đầu tiên
- công bố cổ tức từ ngày đầu tiên
- cổ tức 20% tiền mặt, còn lại vốn hóa (từ năm ngoái infosys đã trả cổ tức 30% vì tiền mặt tích lũy ngày càng nhiều)
- CEO phải bỏ ra 3 tháng để làm kế hoạch (kế hoạch của Infosys làm từ tháng 10, đến tháng 1/1 là hoàn thành, mặc dù năm tài chính bắt đầu từ tháng 1/4)
- Kế hoạch nào cũng phải thỏa mãn nguyên tắc: ds thực tế/ds kế hoạch > 1. chi phí thực tế/ds thực tế < chi phí kế hoạch/ds kế hoạch
- Mỗi quyết định chính sách đều phải phân tích hậu quả 5 năm

Infosys muốn chứng minh rằng
- Ở một đất nước đầy rẫy tệ nạn như Ấn độ vẫn có thể xây dựng 1 công ty thành công, không vi phạm pháp luật và các nguyên tắc đạo đức
- Một tập hợp những người bình thường, tuân thủ 1 số nguyên tắc, kiên trì và lao động quên mình cộng thêm 1 chút sáng tạo, vẫn có thể thành công và thành công đó có thể lặp lại được
- Ấn độ có thể tạo ra những phần mềm có chất lượng cao nhất thế giới
- Infosys quyết tâm trở thành 1 công ty được cả thế giới kính trọng

Ông cũng khuyên chúng tôi 3 điều
- Kỷ luật
- Chọn lĩnh vực để có thể vươn lên hàng đầu thế giới
- Tích lũy brand equity

Sau đó ông chia sẻ về những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua vào thời mà mỗi lần nhập máy tính, phải đi lại hàng chục lần lên Deli để xin phép. Thời mà đặt điện thoại mất 2 năm và chính phủ tự quyết định giá IPO cho các doanh nghiệp. Rồi cuộc chiến tranh khốc liệt để giành giật nhân sự với IBM và các công ty nước ngoài đổ bộ vào Ấn độ sau năm 1992

Năm 1991, khi doanh số cả công ty mới là 8 triệu đô, 250 người, ông đã bắt tay xây dựng khu làm việc của Infosys để chứng minh sự cam kết của mình. Ông chi tiền để mua sắm công cụ làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình.

Ông đam mê bóng đá, một điều không bình thường ở đất nước vô địch thế giới về cricket. Đơn giản vì ai cũng có thể chơi được bóng đá, và phải vận động thật nhiều.

Khi được hỏi về khả năng hợp tác với FPT, ông không trả lời thẳng mà chỉ hỏi lại: hợp tác sẽ chỉ có thể thành công khi cả 2 bên có thể bổ sung cho nhau, và quan trọng nhất là có cùng một tham vọng. Ý ông có thể ngầm hiểu là liệu tham vọng của FPT là cao đến đâu?

Được chủ tịch bật đèn xanh, Rajiv Bansal, VP – Head of Finance đã chia sẻ với chúng tôi cấu trúc chi phí và chính sách tài chính của Infosys. Không có gì bí mật, nhưng làm theo được phải là cao thủ (xin phép được giữ nguyên tiếng Anh)

1/ Structure of cost by items
- Salary: 54%
- Travel 4%
- Asset Depreciation 3% (split between office and computer equipment)
- Purchase of sw license (tools) 2%
- Consumable 2%
- Other 4%
---------------------------------------------------
Total 69%
EBIT 31%
2/ Finance over HR
Infosys cost structure clearly show that they in business of managing the HR
Salary cost is almost 80% of total cost
Breadown of salary
- Support 3.5%
- Sale 4%
- Delivery 46.5%
---------------------------------------------
- Total 54%
Average cost per capita
Onsite: USD 6000
Off-shore: USD 1000
This cost of capita is kept almost unchanged over years by leveraging the campus recruitment
70% of new recruirment is campus recruit
Spend 6 months for training with cost raging from $5-$8k per trainee
100% of empoyee have incentived-based compensation
For fresher: 80% fixed 20% variable
For Rajiv level 35% fixed 65% variable
The variable income depends on
Company performance: 40%
Unit performance 30%
Individual performance 30%
Stop stock option scheme from 2003
3/ Budgetting
Each business unit have a target of billable rate
Each business unit have budget on onsite/off-shore mix
People sent onsite have to go back right after task finished
Sale people should use technical support from BU onsite budget
Sale people should get 100% non-technical support from off-shore
All the travel, HR, finance, procurement and other support are centralized

Câu chuyện 5: Hai anh em

Ấn Độ đã giúp chúng tôi bắt đầu.
FPT Software và FPT Education có thể coi như là anh em cùng mẹ khác cha. Đều được “hoài thai” trong chuyến đi Ấn Độ thỉnh kinh tháng 12 năm 1998 của anh Bình, có tôi và Hùng Râu đi theo hóng hớt. Anh Fsoft sinh tháng 1, em FE sinh tháng 9/1999. Anh giống Infosys, còn em lai Aptech.

Nhưng những gen trội FPT của dân học Toán thời Nga ngố (tức là chưa biết buôn bán mẹ gì) thì không chượi đi đâu được. Có thể liệt kê sơ sơ ở đây:

Học toán nhưng hài hước nhí nhố. Ông anh ra báo đặt tên là Cucumber (dưa chuột), ông em thì đặt là Cóc Đọc (tức là không thèm đọc). Ông anh thì lên VTV3 múa “Thiên nga giãy chết”. Ông em thì mang Borat lên sân khấu tập đoàn.

Luôn nhớ xuất thân anamit. Ông anh lấy biểu tượng là nông dân lập trình Cuder (đọc như kẹo cu đơ Hà Tĩnh). Ông em thì chọn trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa), mặt trống đầy các cậu Cóc cậu ông trời.

Thích đâm đầu vào chỗ khó. Ông anh tiếng Nhật một chữ bẻ đôi không biết, dám sang Tokyo mở văn phòng. Ông em nhạc một nốt không chơi, bắt tất cả học sinh phải học đàn ca sáo nhị.

Hay tự trào. Ông anh hát váng: “tiến lên vinh quang chúng đang chờ phía trước, tiến lên toàn cầu đếch biết gì cũng tiến”. Ông em thì luôn lẩm bẩm tự nhận “đời thật buồn, giáo sư đội lốt con buôn”.
Rất khoái bù khú, đám đông. Đi đâu cũng khoe nhà tao là đông nhất xóm. Nghe đồn đều đang nhăm nhe con số 100,000 thành viên.

Xây nhà thì xây cũng cạnh nhau. Rất nhiều cựu sinh viên của FE đang làm việc tại Fsoft. Và rất nhiều giảng viên của FE đã từng làm cho Fsoft.

Vất vả, sài đẹn, nay đều đã lớn, chín muồi để mưu đại sự, thoát khỏi bài toán “cơm áo gạo tiền”, làm được những việc lớn lao, tạo cảm hứng cho xã hội Việt Nam đang khắc khoải chờ những làn sóng thay đổi.

Bình luận

Sau một số trục trặc không tránh khỏi ban đầu, những nhà sáng lập Fsoft đã nhanh chóng tìm được “những tiên đề” cho thành công của ngành CNTT Ấn độ có thể áp dụng cho VN
Triết lý này về sau được TGB đúc kết thành văn hóa “anh Cù” – luôn luôn tìm hình mẫu cho những hướng đi mới, để có thể rút ngắn learning curve



Nguồn (Facebook Nguyễn Thành Nam): https://www.facebook.com/photo/?fbid=10222576579631822&set=a.1034375228248

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ebook] Phần I - Tổng hợp nội dung sách "Nuôi con không phải cuộc chiến"

Phần I - Nuôi con không phải cuộc chiến Chương 1: ăn ngủ tự lập mẹ nhàn con ngoan EASY: eat - activity - Sleep - Your time -> Là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại của bé trong một khoảng thời gian 1 ngày của bé. Có thể bạn quan tâm: Khuyến mãi mua trọn bộ sách Nuôi con không phải cuộc chiến I. Nếp sinh hoạt EASY   1. Lợi ích EASY: Đối với bé: + Nhận biết được những gì xảy ra tiếp theo -> Tăng khả năng tự tin của con. + Tập cho bé phản xạ có điều kiện. + Kết nối nhịp sing học của con. Đối vơí mẹ: + Biết cách phản ứng với những nhu cầu khác nhau của bé, không nhầm lẫn giữa khi bé khóc đòi ăn hay làm nũng.  Về lâu dài: + EASY là nền tảng cơ bản giúp rèn luyện sự tự lập ở bé. + Tạo nếp sinh hoạt ăn ngủ điều độ. (Khi con càng lớn chu kỳ EASY càng dài ra) 2.   Chu kỳ 03h: Cho bé từ 0 - 3 tháng tuổi. Bé ăn cách nhau 03 giờ. Cho con ngủ theo bảng thời gian hoặc căn cứ vào dấu hiệu của bé. Cân nặng tiêu chuẩn 2.7kg 3...

[AI] BÀI 4: Tác nhân và môi trường (Agent and Environment)

1. Agent (tác nhân): l à tất cả những gì có thể nhận thức về môi trường của nó thông qua cảm nhận "Sensor" và đưa ra hành động tác động đến môi trường (effective). Có 03 loại agent: human, software, robotic. + Cấu trúc của Agent: Gồm 2 phần:  Architecture + Agent Program + Phân loại Agent: -  Simple Reflex Agents: Agent phản ứng đơn giản. - Model Based Reflex Agents: Agent phản xạ dựa trên model - Goal Based Agents: Agent dựa trên mục tiêu. - Utility Based Agents: Agent dựa trên tính tiện ích. 2. Turing test : Ứng dụng trong việc kiểm tra và đáng giá máy móc có thật sự thông minh?  https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p_th%E1%BB%AD_Turing   3. Các thuộc tính của môi trường Discrete / Continuous  − If there are a limited number of distinct, clearly defined, states of the environment, the environment is discrete (For example, chess); otherwise it is continuous (For example, driving). Observable / Partially Observable  ...

[Tool] Apache Nifi

Introduction Apache NiFi is a dataflow system based on the concepts of flow-based programming. It supports powerful and scalable directed graphs of data routing, transformation, and system mediation logic. NiFi has a web-based user interface for design, control, feedback, and monitoring of dataflows. It is highly configurable along several dimensions of quality of service, such as loss-tolerant versus guaranteed delivery, low latency versus high throughput, and priority-based queuing. NiFi provides fine-grained data provenance for all data received, forked, joined cloned, modified, sent, and ultimately dropped upon reaching its configured end-state. See the  System Administrator’s Guide  for information about system requirements, installation, and configuration. Once NiFi is installed, use a supported web browser to view the UI. Browser Support Browser Version Chrome Current and Current - 1 FireFox Current and Current - 1 Edge Current an...

[Network] ARQ - Automatic repeat request

Automatic Repeat reQuest (ARQ) hay  Automatic Repeat Query là một phương thức điều khiển lỗi cho quá trình truyền dữ liệu bằng cách sử dụng ACK (acknowledgements) và Time Out, cho phép truyền dữ liệu tin cậy trên nền một dịch vụ không tin cậy (unreliable service). 1. ARQ protocol Gồm 03 loại Stop-and-wait ARQ Go-Back-N ARQ Selective Repeat ARQ / Selective Reject 2. Lĩnh vực liên quan Linked Data Transport Layer OSI Model. Ngoài ra có một số bằng sáng chế trong lĩnh vực live video contribution environments  sử dụng tới ARQ.

[LB-HA] Understand about High Available (HA) and Load Balancing

High Available (HA) :  Hỗ trợ dự phòng tiến trình. Hoạt đông với cơ chế Active - Passive . Hệ thống tồn tại 02 loại Component với role 'Active' và 'Passive'.  Active   Component sẽ đảm nhận việc xử lý tiến trình. Passive Component đóng vai trò backup. Trường hợp Active Component gặp lỗi (fail, downtime) hệ thống sẽ chuyển sang hoạt động trên B ackup  Component . Quá trình chuyển từ Active Component sang Passive Component gọi là 'Fail over'. Một số khái niệm liên quan đến HA: - FailOver: Chuyển đổi tiến trình chạy trên Passive Component khi Active Component gặp sự cố. - Fail Back: Khôi phục lại tiến trình hoạt động trên Active Component sau khi tiến trình dịch chuyển đến Passive Component trong quá trình FailOver. - Fault - Tolerant: Công nghệ giúp đảm bảo tính liên tục của dịch vụ. Trường hợp một thành phần trong hệ thống bị hoạt động gián đoạn vẫn cho phép toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định. Load Balancing : Hoạt động với cơ chế Active - Active ....

[Xu hướng] Open API – Xu thế phát triển mới của ngành công nghiệp phần mềm

Xuất bản: 2016-06-30 00:19:09 Các nhà phát triển đã nhận ra rằng việc lãng phí thời gian công sức vào thiết kế lại những thứ đã được các công ty khác xây dựng là hết sức không nên. Thay vào đó, họ hoàn toàn có thể dựa vào những API được các nhà cung cấp nền tảng như Salesforce, Amazon, Google… và mới đây là các nhà phát triển độc lập khác đưa ra. Trong ngành công nghiệp sản xuất phần mềm, mỗi ứng dụng khi được đưa tới công chúng đều nhằm mục đích phục vụ cho một nhu cầu người dùng nhất định.  Có những ứng dụng phục vụ cho mục đích học tập, hoặc giải trí, du lịch, một số khác phục vụ cho mục đích đi lại như GrabTaxi hay Uber chẳng hạn. Mặc dù những ứng dụng này có thể giúp đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người sử dụng nhưng cũng không phải vì thế mà chúng được làm ra theo những cách hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, tuy có những mục đích sử dụng khác nhau nhưng những ứng dụng như vậy vẫn có những điểm chung, tương đồng về chức năng.  Dù bạn đang sử dụng Faceb...

[Mac OS] Cài đặt maven apache

Ngày tạo: 25/12/2016 Bước 1: Download maven apache từ liên kết:  https://maven.apache.org/download.cgi?Preferred=ftp://mirror.reverse.net/pub/apache/ Bước 2: Cài đăt biến môi trường: mở vào file .bash_profile thêm các dòng. (Nếu file chưa tồn tại thì tạo mới) $ vim ~/.bash_profile export JAVA_HOME=/Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home export M2_HOME=/Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 export M2=$M2_HOME/bin export PATH=$PATH:$M2_HOME/bin Bước 3 :  Restart Terminal, kiểm tra cài đặt thành công từ terminal bằng lệnh: $ mvn -version Trường hợp cài đặt thành công kết quả trả về như sau: Apache Maven 3.3.9 (bb52d8502b132ec0a5a3f4c09453c07478323dc5; 2015-11-10T23:41:47+07:00) Maven home: /Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 Java version: 1.8.0_60, vendor: Oracle Corporation Java home: /Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home/jre Default locale: en_US, platform encoding: UTF-8 ...

[PM4P] First step for reaching to PMP Certificate

27/07/2019: First step for reaching to PMP Certificate

Quản lý Session khi cấu hình dự phòng máy chủ sử dụng HAproxy

1.        Vấn đề Cùng một HTTP session có thể nằm trên nhiều kết nối TCP khác nhau. Trong điều kiện không sử dụng Load Balancer, sẽ không phát sinh các vấn đề về quản lý phiên – session. Thông tin session của tất cả người dùng được nhận biết thông qua một máy chủ duy nhất. Tất cả kết nối của Client đều được chuyển đến một máy chủ duy nhất. Ở chế độ dự phòng, khi người quản trị cài đặt nhiều hơn một server, vấn đề về quản lý session sẽ xuất hiện. Máy chủ ứng dụng có nguy cơ không thể access thông tin session người dùng. 2.        Phương án cấu hình dự phòng khi sử dụng session ·          Replication : Sử dụng cơ chế sao lưu session của web server để đảm bảo rằng tất cả các máy chủ ứng dụng thuộc cluster khác nhau đều có thông tin của Session. Một số web server phổ biến như tomcat đều hỗ trợ cơ chế replication session này. ·       ...