Chuyển đến nội dung chính

Sách: "Đêk biết gì cũng tiến" - Chương 13: Không từ bỏ

 Chương 13 cuốn sách “Đek biết gì” kể về cố gắng của những chàng trai trẻ thuần Việt, không từ bỏ “Giấc mơ Mỹ”, ngay cả khi các bậc đàn anh, Tây, Việt kiều đã thất bại. Họ đã đạt được những thành công vang dội, buộc lãnh đạo FPT phải định nghĩa lại tiêu chuẩn của những người có thể đi mở mang bờ cõi, không dựa vào những công thức cứng nhắc của Harvard như thời đầu.


Bài viết của 1 Fsofter kỳ cựu Duong Thanh Nhan

Năm 2008, FSOFT đã là một công ty đa quốc gia, hiện diện tại Pháp, Nhật, Úc, Singapore và Malaysia, doanh thu cỡ 40 triệu Đô Mỹ. Thị trường Nhật phát triển rất mạnh với doanh số chủ đạo chiếm tới 61%. Cuối năm 2008, FSOFT quay lại thị trường Mỹ. Công chúng thắc mắc là việc đang rất ngon ở Nhật, còn Mỹ thì đã chết một lần, chưa sợ à, cứ ở Nhật mà chén đi, bày đặt đầu tư thêm làm cái gì, có phải là rủi ro không?
Thị trường Nhật đang hoàn toàn thuận lợi, từ vị thế quốc gia với sự dịch chuyển China +1 của chính phủ Nhật đến các hoạt động xúc tiến thương mại cụ thể của các hiệp hội, các doanh nghiệp Việt-Nhật. Không những thế còn tỉ các lý do khác như cùng là dân châu Á da vàng, tương đồng văn hóa ăn uống, nhậu nhẹt, la cà. Mặt khác FSOFT cũng đã quen văn hóa kinh doanh của Nhật kiểu làm với nhau xong, tin tưởng thì giới thiệu cho mày khách mới, vừa làm vừa phát triển cả tình cảm, mày có kém tí cũng không sao, tao sẽ đào tạo dần thêm. Đấy, quan hệ mang tính lâu dài và chiến lược thế, thể hiện tính trách nhiệm cao, hứa hẹn tương lai tươi sáng.

Đơn giản, cứ thế mà phát triển thôi, trong khi Mỹ là một thế giới hoàn toàn khác, bày thêm Mỹ làm gì cho mệt xác. Đấy là còn chưa nói lại chuyện cũ, FSOFT đã sập hầm tại Mỹ với cả Việt kiều cũng như Mỹ xịn những năm đầu 2000 – (Xem chương 4 và chương 5). Ngay cả Trương Gia Bình cũng nghi ngại, Tây còn chả làm được nữa là mấy anh em trẻ, kinh nghiệm chẳng có, tiếng Anh thì ú ớ, chẳng đáp ứng được tiêu chuẩn nào theo yêu cầu của Harvard cả.
Và một lần nữa tinh thần “Đek biết gì cũng tiến” lại được thể hiện như là một phần văn hóa của FSOFT.

Câu chuyện 1: Thời thế xuất anh hùng.

Bùi Hoàng Tùng tham gia FPT, làm nhân viên kinh doanh Internet tại FOX( tiền thân của FPT Telecom) khi còn là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Ngoại thương. Năm 2000, Tùng 23 tuổi, công việc tốt, đã là trưởng phòng, thu nhập cao, nhiệt huyết, năng động và sành điệu. Sau vài lần hẹn hò không được, một ngày đẹp trời tháng 5/2000, Nguyễn Thành Nam gặp Tùng tại HITC, trụ sở FPT Software (FSOFT - Công ty CP Phần mềm FPT). Đến HITC, Tùng rất ấn tượng với cơ sở vật chất làm việc của FPT Software với tòa nhà đẹp, điều hòa mát rượi, anh em đều đeo caravat, ra vào phải có thẻ, chăm chú làm việc và màn hình máy tính đều là 17’, một thứ theo Tùng là quá xa xỉ.

Thành Nam sau một hồi hỏi chuyện công việc đã bất ngờ đề nghị: “Em có muốn sang Mỹ làm việc không?”. Quá choáng với đề nghị này Tùng sau một hồi trấn tĩnh đã đồng ý ngay. Tùng chuyển sang FSOFT và bắt đầu công việc mới với những thử thách mới, không hề dễ dàng.

Toàn cầu hóa với kết quả là Việt kiều rồi Mỹ xịn cũng bỏ đi, Mỹ vẫn tiếp tục là “miền đất hứa”. Kinh doanh bết bát. Năm 2002, trách nhiệm đi ra nước ngoài được hoàn toàn bàn giao cho Tùng, lúc đó mới 25 tuổi, chưa từng được đi nước ngoài, kinh nghiệm càng không có, tiếng Anh thì nói cho nhau nghe là chính, đại loại là không đáp ứng bất kỳ một tiêu chí nào của Harvard mà Trương Gia Bình đã tham khảo và lấy làm điều kiện chọn người đi nước ngoài.
FWB hay Phòng Kinh Doanh Toàn Cầu của Tùng lúc đó tập hợp toàn các bạn trẻ, xinh đẹp, tài năng, sáng tạo và làm việc như điên. Như một bạn sau này kể lại: “Bọn em là những tờ giấy trắng tinh khôi, được các anh vẽ lên những khát vọng!”. FSOFT không có gì khác ngoài nhiệt huyết và mong muốn chinh phục các miền đất hứa.

Câu chuyện 2: Ai sinh ra cũng cần có bà đỡ, hay các ông bác, ông
chú của FSOFT.

Không đi được Mỹ, FPT tìm cách sang Nhật. FPT tiếp khách, hát cho họ nghe, lấy nhiệt huyết để bù lại sự thiếu sót về kinh nghiệm và kỹ năng.
Ông Ichiba, người đồng hành quý báu của FPT từ năm 2003, PTGĐ Nissen, kể lại: “Ông Tùng là nhân viên FPT đầu tiên mà chúng tôi đã gặp. Đầu tiên ông ấy giải thích cặn kẽ cho chúng tôi về FPT. Đến chiều, ông ấy lại qua khách sạn Lake Side nơi chúng tôi ở, hỏi chúng tôi có cần gì nữa không? Rồi ông ấy còn hát cho chúng tôi nghe bài «Đoàn FPT một lần ra đi». Tôi biết ông Tùng là một người có năng lực, ông ấy yêu công ty như vậy, chắc chắn công ty này cũng phải là một công ty có năng lực”. Khi hai bên không thể đến với hợp đồng, trong nỗ lực cuối cùng, khi không biết làm gì hơn, Tùng thể hiện tình yêu của mình với công ty qua bài hát truyền thống của công ty và Nissen đã quyết định ký hợp đồng với FPT.
Rồi anh em sang Tokyo, học cách tìm đường trong hệ thống metro chằng chịt, gọi cơm hộp rẻ, và tránh xa các quán đèn đỏ! Tùng có người bạn vốn đang làm dịch vụ “đưa người” đi Nhật, được Tùng chèo kéo mời về FPT “đóng thuyền thúng vượt đại dương”. Bạn này có “ông bác Nhật” tốt bụng yêu Việt Nam nên hay giúp đỡ và cho anh em ở nhờ.

Thế là FPT có văn phòng đầu tiên ở Tokyo năm 2004, văn phòng nằm trong nhà bác, bác lái xe đưa đi chơi, nấu cơm cho anh em ăn… thật không khác gì nuôi cán bộ nằm vùng, khác xa với giấc mơ hào sảng “cầm gươm mở cõi” năm 1999. Kệ, đầu xuôi, đuôi khắc lọt. Rất nhiều các khách hàng Nhật Bản mà Tùng đã góp sức marketing và bán hàng hiện liên tục đứng trong bảng xếp hạng 10 khách hàng lớn, mang lại doanh số cao nhất cho FPT Software.

Sau khi bám rễ được ở Nhật, đầu năm 2007, Tùng sang Singapore. Tùng bắt đầu tạo dựng quan hệ tại Singapore bằng một số thương vụ với HP Singapore, IBM Singapore… Gần hai năm Tùng ngang dọc trên đất Singapore để tìm hiểu về đất nước, con người, pháp luật, môi trường kinh doanh. Giữa năm 2007, Tùng sang Paris đàm phán với một khách hàng chiến lược, mở đường cho FEU (FPT Euro - FPT Châu Âu).

Các thị trường đều ổn, “giấc mơ Mỹ” lại trở lại. Tùng rất muốn sang Mỹ. Chiều hè tháng 7 năm 2008, sau mấy tháng làm kế hoạch thành lập FUSA; Thành Nam gọi Tùng xuống HITClub tâm sự: Một khách hàng Mỹ rất thân vừa nói là “người Việt Nam như bọn mày không thể làm ăn được ở Mỹ đâu, Tùng không làm được đâu; đưa 300K USD đây tao làm cho”, anh chưa biết phải trả lời thế nào”.
Tùng rất tức vì lời “xúc phạm” đó, quyết xin làm bằng được hoặc thôi Fsoft. 7 giờ chiều, Thành Nam gọi cho Tùng thông báo: “anh đã từ chối khách hàng; ngày mai nộp hồ sơ lên HĐQT”. Kinh nghiệm mẹ rồi, mình phải tự làm, khó mà dựa vào thằng khác để thành công, mà thành công có khi nó cũng chén gần hết. FSOFT tin là mình có năng lực, không biết thì học, sai thì sửa. Nếu để thằng khác làm thì sai hay đúng mình cũng không hiểu được, càng không lớn được.

Tháng 10 năm 2008, bỏ qua mấy cái lý thuyết vớ vẩn của Harvard, Tùng lên đường với hai chàng trai và một cô gái, mới ra trường đầy hoài bão mộng mơ của tuổi trẻ đó là Nguyễn Công Thành, Phan Trọng Quân và Nguyễn Thu Trang. Năm đó, khó khăn bủa vây bởi khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng nhưng bằng quyết tâm, tháng 10 năm 2008, Công ty FPT tại Mỹ (FUSA) đã được thành lập thêm một người Mỹ khao khát trở lại quê nhà tên là Eli với mong muốn làm gì đó cho tổ chức và để lại dấu ấn cá nhân cùng khao khát một ngày nào đó logo FPT sẽ hiển thị tại sàn Nasdaq.

Với kinh nghiệm từ các thị trường khác, Tùng biết với thị trường Mỹ anh cũng cần một ông Bác. Và ông Bác bất ngờ xuất hiện, với mối quan hệ xa lắc xa lơ như đại bác bắn. Bob Garland, sếp của sếp của Tran Hong Ha, vợ Tùng. Ông Bác quý vợ Tùng, nên quý Tùng rồi quý cả công ty mà Tùng đang làm là FPT. Vì ông Bác ở quỹ đầu tư nên quen biết rộng, toàn tay to hội lớn. Vì lớn quá nên ông Bác khó có thể giúp được các việc cụ thể. Ông Bác giới thiệu để Tùng có những bước đi nhỏ đầu tiên, hỗ trợ chỉ đường hướng, còn kinh doanh cụ thể là việc của Tùng phải làm.

Và câu chuyện nuôi cán bộ nằm vùng lặp lại như với thị trường Nhật. Khi chân ướt chân ráo sang Mỹ, Tùng vừa làm vừa học cách thích nghi. Nhưng khó khăn nhất là chuyện thuê nhà bởi chưa từng có điểm tín dụng ở Mỹ. Việc khó có ông Bác lo. Ông Bác đã đứng ra thuê nhà với tư cách cá nhân cho FPT. Đấy, một chuyên gia tài chính khét tiếng với các vụ áp phe hàng tỷ đô mà FPT chỉ nhờ đứng ra thuê nhà hộ. Nghe sai sai về logic nhưng lại rất thực tế về tình cảm.

Năm 2010, ông Bác mở công ty, rủ FPT góp vốn 300K USD cho 25%. FPT hơi ngại cho vụ đầu tư này, không xuống tiền. Sau sáu năm ông Bác bán công ty cho một công ty lớn, thu có 25 triệu USD thôi, quá nhẹ nhàng “Đấy, chúng mày mà góp vào thì giờ khác nhiều rồi”. Đúng là bố của dân tài chính, không có việc gì dễ hơn việc kiếm tiền. Anh em chưa có văn phòng, Bác cho mượn văn phòng của công ty Bác luôn, cho treo biển, rồi cả cho tiếp khách họp hành các thứ ở đấy luôn, quá tình cảm.

“Phải có nguồn thu nhập ổn định. Đừng tìm khách hàng to, hãy tìm khách hàng nhỏ để đủ trả chi phí cho nhân viên”. Với các công việc nho nhỏ đã giúp Tùng tự tin cũng như đủ chi phí hoạt động, là bước đầu ổn định để thực hiện những công việc lớn hơn, mục tiêu dài hơi hơn.

Ông Bác bận rộn lắm nên cũng không nhờ vả được nhiều thì lại xuất hiện ông Chú. Gọi là ông Chú vì ông Chú trẻ hơn ông Bác.
Paul Vivek người Ấn, nguyên CEO của Wipro - nhà xuất khẩu công nghệ thông tin lớn của Ấn Độ. Ông quốc tịch Mỹ, nơi ông đã lãnh đạo GE, một công ty đa quốc gia trong nhiều năm. Ông được Wipro, công ty Ấn mời về để xây dựng công ty tỷ Đô ở Ấn. Ông sang Việt Nam theo lệnh của các ông chủ, TPG Capital, để “vuốt ve” chủ tịch FPT nhằm mua được cổ phiếu rẻ trước IPO năm 2006 dưới danh nghĩa cố vấn chiến lược cho FPT.

Xong việc. Ông chủ mua được cổ phiếu giá như ý. Chủ tịch FPT cũng chẳng mất gì, lại được nâng tầm quốc tế. Ông về Mỹ. Nhưng đối với FSOFT, ông đã là ông Chú.
Năm 2007, khi FSOFT quyết định mở lại văn phòng Mỹ. Tùng lo lắng nước Mỹ mênh mông thuê chỗ nào hợp lý. Thành Nam khuyên anh em cứ thuê đầu ngõ nhà ông chú, sáng gặp thì mời café, có việc gì khó cứ hỏi. Đỡ phải nghĩ. Đó là lý do mà khá nhiều anh em không hiểu tại sao văn phòng FUSA lại ở San Matteo. Giám đốc trẻ thông minh sáng láng, lại biết lắng nghe, tặng quà đều đều, café bia rượu đều chơi tốt nên ông chú đem lòng yêu mến.
Rút kinh nghiệm mở văn phòng lần trước toàn bắn chim sẻ (khách hàng nhỏ lẻ), lần này Tùng quyết tâm phải tìm được khách lớn, khách hàng Fortune 500, thì mới có cơ hội đổi đời.

Ông chú biết thế, bèn nghĩ cách dẫn Tùng đến Đại hội quần hùng, lại còn nghĩ ra một cái giải để trao cho nổi bật. Ông chú chốt: ”Tao chỉ làm được vậy thôi, toàn đại gia đấy, chăn được thằng nào thì tùy sức chúng mày”
Một lời của ông chú giữa chốn quần hùng, là đã quá nhiều. Còn lại anh em FUSA phải tự cuốc tự xúc. Nếu mong muốn đủ lớn thì sẽ có cách thực hiện được thôi.

Thấy anh em hay lo lắng tương lai, ông chú viết ra 5 điều như 5 điều Bác Hồ dạy, rồi bảo chúng mày cứ làm đúng như thế, ắt sẽ OK!
1/ Chúng ta là công ty quản lý con người làm công nghệ, ko phải công ty công nghệ.
2/ Chúng ta cần đi trên 2 chân (ít nhất là có 2 thị trường lớn)
3/ Chúng ta cần hiểu khách hàng càng sâu càng tốt
4/ Chúng ta cần có mạng lưới tuyển dụng, đào tạo càng rộng càng tốt
5/ Đừng bao giờ quên ta là ai!

Thấy vững tin hơn hẳn. Công việc tốt dần lên, cũng ít phiền đến ông nữa nên ông càng quý. Lúc nào có băn khoăn, cứ mạnh dạn hỏi. Có hồi, anh em náo nức đòi làm sản phẩm, nghe đồn 1 ăn 100, chê nghề gia công “tay to”. Anh em hẹn hỏi ông và cùng ngồi ăn pizza ở sân bay JFK trước chuyến công tác của ông.
Ông bảo, làm sản phẩm, khó nhất là 10% cuối cùng, 90% đầu hầu như ai cũng làm được. Nhưng mày thấy có ai chịu mua 90% cái cốc không? Nên tùy mày thôi, thích mất tiền thì cứ thử làm.
Lại hồi rộ lên tin đồn chuyển đổi số, SMAC, robotics… anh em lập trình sắp thất nghiệp hết. Anh em lại hỏi ông, tại một khách sạn bên bờ vịnh San Francisco. Ông cười hô hố rồi giải thích:
- Tao hỏi mày, nhà mày có ô-sin giặt quần áo đúng ko?
- Ah, uh, vâng thì sao.
- Sau đó mày mua máy giặt đúng ko?
- Đúng, nhưng liên quan gì.
- Sau đó thì ai bỏ quần áo vào máy giặt?
- Vẫn là ô-sin.
- Thấy chưa. Tao nói với mày, các CxO các công ty lớn của Mỹ cũng đếch biết gì về công nghệ đâu. Theo trào lưu cả. Mua đầy các tool về rồi cuối cùng chỉ giải phóng sức lao động của ô-sin, tiền vẫn phải trả đầy đủ. Nên chúng mày đừng sợ, càng nhiều công nghệ mới, càng rối, càng lại phải thuê bọn mày thôi
Đỉnh cao quân sư, khác gì Khổng Minh Gia Cát Lượng đâu.

Câu chuyện 3: Thực chiến không như binh thư, những thành công đầu tiên

Từ khi thành lập đến lúc có được khách hàng đầu tiên là cả một chặng đường dài đổ bao tâm huyết nỗ lực. Freescale là một cái tên ghi dấu ấn trong lịch sử FUSA bởi đã đánh tan cơn khát khách hàng của những người FPT tại Mỹ lúc bấy giờ. Giá trị hợp đồng ban đầu khoảng 500K USD. Sau đó với những nỗ lực của FUSA, nhiều thành công khác đã được ghi nhận.
Chúng ta luôn coi khách hàng là Thượng đế và làm theo những gì Thượng đế yêu cầu. Nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy, làm theo có khi lại chết cả đôi bên.

Vui mừng với việc ký được hợp đồng lớn đầu tiên với DirecTV (DTV)- hãng truyền hình vệ tinh lớn nhất thế giới lúc đó, FUSA đối mặt với vấn đề trao đổi thông tin giữa hai bên. Tùng quyết định cử Đạt sang Los Angeles ngồi cạnh DTV. DTV nhất quyết không đồng ý vì mô hình làm việc mong muốn là làm việc trực tiếp giữa đội của DTV với đội ở Việt Nam của FPT. Cùn quá, Tùng đành khuyên Đạt thuê phòng khách sạn dài hạn ngay cạnh DTV, lúc nào cần hoặc lúc nào họp thì chạy sang; chi phí FPT chịu. Mọi việc thuận lợi: một tháng sau, DTV đồng ý bố trí chỗ ngồi cho Đạt, ba tháng sau bố trí phòng riêng, sáu tháng sau có 30 bạn FPT ngồi trong trụ sở của DTV, một năm sau FPT đã có văn phòng lớn ngay cạnh DTV; thay đổi hoàn toàn mô hình làm việc ban đầu. Thực tế là vẫn có công việc có thể thực hiện ở hậu phương, nhưng cũng có công việc phải thực hiện ở chiến trường, không phải một mô hình trên giấy có thể đáp ứng được.
Thích nhất là bên ngoài phòng riêng của Đạt thỉnh thoảng có dán chữ “Do not disturb - Tránh làm phiền” vì các bạn DTV đến hỏi để giao việc nhiều quá. DTV đã từng là khách hàng lớn nhất, và luôn là niềm tự hào của FPT

Sau một thời gian kỳ công ký được hợp đồng đầu tiên với Boeing, FUSA được bạn phụ trách mua hàng giải thích về trình tự thời gian và từng bước phát triển từ nhà cung cấp mức thấp nhất (hiện tại) đến mức cao nhất (sau 7-10 năm). Không thể chờ lâu như vậy được, một mặt FUSA giữ quan hệ tốt với bộ phận mua hàng; mặt khác tiếp cận từ trên xuống: xây dựng quan hệ cao cấp giữa hai bên, tận dụng quan hệ giữa Boeing với Vietnam Airlines; kết hợp với tiếp cận từ dưới lên: tìm mọi đường để anh em có được kênh ra vào trụ sở Boeing thoải mái, có chính sách khuyến khích các bạn quản lý dự án, trưởng nhóm cũng đi bán hàng qua việc xây dựng cá nhân và tìm hiểu thông tin, lấy được cơ hội... Cùng với nhiều nỗ lực khác, đến nay Boeing đang là một khách hàng lớn nhất của FUSA.

Qua giới thiệu, FUSA gặp được CIO của UPS. Bạn CIO thích thú trao đổi với chuyên gia FSOFT về một loạt các vấn đề công nghệ, nhưng cuối buổi bạn chốt lại là sẽ giới thiệu FPT gặp bộ phận mua hàng. Theo quy trình thì việc này mất ít nhất hai năm để trở thành nhà cung cấp. Các lần liên lạc sau, bạn CIO này đều yêu cầu đi qua bộ phận mua hàng trước. Bí quá, FUSA chơi liều đi thẳng đến sếp của bạn này, tận dụng mọi cách thiết lập quan hệ với ông sếp; cho đến một ngày hai bên gặp nhau nhân Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, ông thầm thì với Trương Gia Bình: “tin mừng, tao sắp có CIO mới, người của tao, hai tháng sau gặp lại tại Atlanta bàn việc”. Một tháng sau hợp đồng đầu tiên được ký. Mặc dù duyên không thể mãi mãi bên nhau nhưng UPS vẫn là một trong những khách hàng quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của FUSA.

Câu chuyện 4: Hòa nhập văn hóa – tôn trọng luật pháp nhưng phải cãi

Đầu tiên là câu chuyện hồn nhiên với pháp luật như ở Việt Nam. Những năm 2010, bạn Eli đã có điểm tín dụng để thuê nhà cho anh em onsite. Một hôm đẹp trời, tầm 4h sáng giờ Cali, 7h sang giờ Mỹ, Tùng nhận được cuộc gọi từ Eli, đang đứng tên thuê nhà cho anh em. Sáng sớm, cuộc gọi thứ nhất Tùng không nghe vì nghĩ là nhầm máy, cuộc gọi thứ hai tới, “Chết mẹ lại sinh chuyện rồi.”. Eli báo, “căn hộ tao thuê cho FPT đang bị bốn cảnh sát bao vây.” “Tội gì thế”. “Căn hộ này nghi ngờ chứa đồ ăn cắp”. Tội này dễ đi tù lắm. Cảnh sát điều tra ra một đường dây chuyên mua đồng hồ, nước hoa bằng thẻ ăn cắp rồi chuyển về đây. Eli bảo “Thôi mày cứ bảo anh em có gì thì nói hết, không được giấu diếm gì cả”. Cuối cùng đầu đuôi là một nhân viên trong dự án ở Việt Nam (đội offshore) dùng thẻ ăn cắp để mua hàng, chuyển về địa chỉ của đội onsite (đội ngồi bên Mỹ) rồi mang về Việt nam. Sau mấy lần trót lọt thì cậu kia mua rất nhiều bằng thẻ tín dụng chùa (thẻ bị đánh cắp thông tin). FUSA đã liên lạc về Việt Nam, cho thôi việc nhân viên chủ mưu kia, đội onsite chỉ là nạn nhân bị lợi dụng để nhận hàng. Sau mười mấy tiếng xử lý, FUSA đã báo lại cảnh sát, khai báo thành khẩn, trung thực. Và rất hay cũng như rất may là cảnh sát không truy cứu gì nữa do bên mình đã xử lý trọn vẹn, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng đầy đủ, chính xác.

Vụ khác cũng căng thẳng không kém khi nhân viên onsite sang rồi trốn ở lại Mỹ, lằng nhằng có khi cả FPT bị cấm nhập cảnh ý chứ, Mỹ nổi tiếng khắt khe với món này mà.
Một nhân viên sang onsite, đúng đến ngày kết thúc tháng thứ ba onsite thì biến mất luôn, đồ đạc quần áo dọn sạch. Anh em nghĩ nó về Việt nam rồi. Mịa, nó về mà không báo câu nào thì cũng hơi tệ. Rồi hai, ba hôm sau cũng không thấy đi làm luôn, khách hàng email hỏi cũng không có hồi âm luôn. Anh em hãi. Cử ngay người đến nhà ở Đà Nẵng hỏi thăm, nhưng rất ngạc nhiên là bố mẹ cậu ấy dửng dưng lắm, kiểu không liên lạc với con. ”Ờ thế à, thế hả cháu”. Bố mẹ bình thường trong tình huống con mất tích thì phải sợ bằng chết ý chứ. Thôi, thế là có vấn đề rồi. Chờ một hai ngày, vẫn không có thông tin. Anh em quyết định mấy việc:
- Báo cảnh sát tại nơi ở, Plano, Texas
- Báo cho đại sứ quán Mỹ ở Việt nam do visa từ FPT Mỹ mời, theo quy định khi người được mời không xuất hiện nữa thì phải báo.

Martin lúc đó là COO của FUSA được cử đi báo cảnh sát. Cảnh sát đã hỏi một câu rất choáng và bất ngờ. “Did he died? – Nó đã chết chưa?”. “Mịa, làm sao tao biết được, mà nó chết thì tao báo mày làm gì”. Cảnh sát bảo “Ở Mỹ có 12 triệu thằng như vậy!” Quá nhiều trường hợp sang và trốn ở lại, không cách nào kiểm soát được nên chấp nhận, chỉ thằng nào chết thì cảnh sát mới quan tâm thôi. “Giờ nó chết hay chưa thì tao cũng chưa biết”. “Thế mày cứ về, nếu có tin nó chết thì báo cho tao”. Phía đại sứ quán Mỹ một tuần sau gặp Nguyễn Khải Hoàn,PTGĐ FSOFT, đánh giá cao về hành động chuẩn mực của FPT. Đại sứ quán đã đánh giá cao mức độ tuân thủ cũng trách nhiệm của FPT, và sau đó thì tỷ lệ đỗ visa của FPT vào Mỹ rất cao. Anh em có thể thắc mắc số phận bạn onsite kia thế nào nhưng đó là một câu chuyện dài ngoài lề khác.

Qua hai vụ này thì thấy ở Mỹ quan trọng nhất là khi có bất cứ chuyện gì xảy ra phải thông tin hết mọi sự tình, chính xác, không dấu diếm. Người Mỹ đánh giá cao tính tuân thủ luật pháp, xử lý đúng người đúng tội, không có những rắc rối phát sinh thêm phía sau.
Và khi có chuyện xảy ra thì người Mỹ sẽ đi kiện. Người Mỹ thì không coi việc đi kiện là việc to tát hay thù ghét gì nhau cả, họ đệ đơn ra tòa là do không tự giải quyết được mâu thuẫn và cần nhờ tòa án phán quyết. Ngược lại, anh em Việt Nam mà phải ra tòa là thứ gì đó kinh khủng đến mức không đội trời chung rồi.

Khoảng năm 2007, FSOFT vớ được một khách hàng sộp của Mỹ, chuyên ngành hàng không. Pilot (làm thử) rất nhanh, thuận lợi, nhân sự tăng đều. Cuối năm làm kế hoạch, anh em phấn khởi, lập hẳn một bộ phận riêng, xong nhậu một trận đã đời.
Sáng hôm sau thấy anh em hốt hoảng thông báo, tất cả các account từ Việt nam đều bị chặn. Ngay sau đó Tùng nhận được email dài thòng từ luật sư của công ty bạn, thông báo: “Chúng mày đã vi phạm 14 điều trong hợp đồng (bằng chứng đính kèm)”. Khổ anh em mình ngây thơ, thấy khách hàng chửi là vâng dạ nhận lỗi ngay, nên bị lưu lại làm bằng chứng để hại chính mình. “Vì thế nên thân chủ chúng tôi bằng thư này tuyên bố đơn phương hủy hợp đồng và sẽ xem xét các hành động pháp lý tiếp theo blah blah….”
Thật là sét đánh ngang tai. Mấy chục anh em phút chốc ra đường. Thêm nỗi sợ, dính vào pháp luật với Mỹ khéo lại bị cấm nhập cảnh thì hết đường làm ăn.

Hết cơn bàng hoàng, kế toán chợt nhận ra còn hóa đơn ba tháng cuối cùng bạn chưa trả, coi như là mất đứt. Gần 300K USD chứ ít đâu. Không thể thế được!
May quá, anh em có anh bạn luật sư tên D. Thấy được “chiến” với luật sư Mỹ, anh nhận liền, phí thì chỉ cần một chuyến đi Mỹ là thỏa mãn. Đọc đi đọc lại hợp đồng, nghiên cứu tất cả các trao đổi, luật sư D liền thảo ra một bức thư dài hơn, lời lẽ đanh thép hơn, phủ nhận toàn bộ lỗi của ta là do bị các bạn gài bẫy, đồng thời nêu ra 15 điểm trong hợp đồng mà bạn đã vi phạm. Đọc xong gửi đi cũng thấy sướng.

Ném qua ném lại mấy lần, đội bạn xuống nước. Thôi không thèm cãi nhau với chúng mày nữa. Coi như huề, từ nay ai đi đường nấy, đừng nhìn mặt bọn tao nữa.
Đừng nhìn là thế nào, mất tiền à? Không thể thế được!
T xung phong với Nam: để em đi vụ này. Anh chỉ cần cho em cái vé máy bay sang Mỹ. Thế là tuần nào T cũng đến dưới lễ tân nhà G “réo” tên giám đốc, đòi trả tiền ba tháng lương chưa thanh toán. Được hơn một tháng, trên đường đi công tác, thấy T gọi điện: anh ơi, nó đồng ý trả 2/3, có đòi nữa không? Thôi thế được rồi, nhưng em phải ở đó đến khi nhận được tiền.
Chỉ mấy hôm sau, quả nhiên là nhận được 2/3 số tiền mà suýt nữa bạn định xù mất.

Vụ kiện cáo cá nhân lớn nhất thì Tùng lại là nhân vật chính. Sự việc ban đầu tưởng chừng rất đơn giản. Tùng đi đến giao lộ có biển Full Stop – Dừng hoàn toàn, Việt Nam mình thì ít thấy, họa hoằn chỉ thấy biển Stop khi giao nhau với đường tàu, Tùng liếc nhanh thì không thấy xe nên không Full Stop mà tiếp tục di chuyển và rẽ. Ngay sau đó thì xe Tùng va chạm với một xe từ trên dốc lao xuống, rất nhanh, đâm ngang rất mạnh, xe kia quay 180 độ, hai bánh vỡ luôn. Chủ xe là một em sinh viên mới vào Stanford, bố mẹ mới sắm xe cho hai tuần. Sau đó thì cảnh sát tới, thu thập thông tin. Bảo hiểm hai bên vào cuộc. Tùng sai nên bên bảo hiểm của Tùng đền cho bên kia, 28K USD giá trị xe, Tùng trả 1000 USD tiền miễn thường. Xong mà lại chưa xong.
18 tháng sau, một ngày đẹp trời, Tùng nhận được trát của tòa, đơn kiện là từ luật sư của em gái kia. Nội dung là vụ tai nạn đã ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của em gái, cụ thể là bị đau đốt sống cổ. Do vậy bên nguyên yêu cầu bồi thường 350K USD.

“Chết mẹ. Thế này thì thôi rồi. Từng này tiền thì lấy đâu ra”. Tùng về bàn với vợ, “Tình hình này chắc dọn đồ cuốn khỏi nước Mỹ thôi.”
Sau đó thì luật sư bảo hiểm bên Tùng vào cuộc. Tùng phải điều trần, có tham gia cả luật sư hai bên. Bên nguyên còn thuê cả người Mỹ biết tiếng Việt, “Mày cứ nói tiếng Việt thoải mái đi, không cần nói tiếng Anh”. Tùng phải mô tả lại cụ thể chi tiết kiểu “Từ lúc mày tới giao lộ, mày đỗ, mày nhìn phải hay trái như nào, như nào, bao lâu thì mày thấy xe trước mặt, đâm như nào, bao lâu thì xe kia quay 180 độ…” mấy vòng như vậy. Quá đau đầu. Luật sư bên Tùng thuê bác sỹ giỏi khám cho em kia, thực ra nó không bị sao, nhưng đau đốt sống cổ với dây thần kinh thì ai mà khám được. Hai bên nhất trí với nhau ra tòa. Trước khi ra tòa, hai bên có buổi hòa giải cuối cùng, chỉ hai bên luật sư làm việc với nhau. Đến trưa, Tùng gọi lại cho luật sư. “Tùng, chúc mừng mày, but very bad new for us – Nhưng là tin rất xấu cho công ty bảo hiểm bọn tao”.

Hai bên thống nhất trong vụ này là lỗi của Tùng.Tùng mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm này, mức bồi thường tối đa là 250K USD. Hai bên cũng đi đến thống nhất mức đền bù là 250K USD, đúng bằng mức Tùng mua, công ty bảo hiểm trả, Tùng không phải trả thêm. Nếu cao hơn mức này thì Tùng phải bỏ thêm tiền túi ra trả. Quá khiếp.

Anh em thắc mắc là tại sao 18 tháng sau mà bọn nó vẫn kiện cáo. Khi hỏi thăm anh em làm ở công ty luật liên quan đến tai nạn giao thông, “Ôi anh ơi, đấy là nghề của bọn luật sư. Chúng nó đi tìm các vụ tai nạn mà người gây tai nạn mua bảo hiểm giá trị cao, nó sẽ tìm ra người bị tai nạn. Nó sẽ bảo tao với mày hợp tác lấy tiền nhé, tao 40 mày 60.” Ai mà chả muốn đồng ý. Nghề luật sư ở Mỹ kiếm tiền dễ thật đấy, và nó cũng túm đúng người có tóc, chứ cũng không làm cá nhân như Tùng thiệt hại thêm. Mỗi tội phải điều trần các thứ đã đau hết cả đầu, Mỹ làm tiền cũng ác nhưng cũng nhân văn phết đấy chứ nhỉ.

Câu chuyện 5: Đặt trọn niềm tin, yêu nhau hết mực

FSOFT có một khách hàng Mỹ, anh em ở nhà lên phương án thầu 2 củ. Cãi nhau om tỏi, ông bảo ít, ông bảo nhiều. Salesman đau đáu con số cả ngày, đêm ngủ thế nào lại mơ gặp đại diện khách hàng, gọi là Mr. L đi, gọi lên, “Dự án lớn mà sao chúng mày bid thấp thế, hèn quá”. Dậy, ông ý nhân đôi con số lên và thấp thỏm gửi đi. Mấy hôm sau L cho gọi FSOFT lên: “Con số này tao có thể chấp nhận được, nhưng để đảm bảo công việc thì chúng mày bắt buộc phải mua dịch vụ tư vấn của công ty này ở Hong Kong, đây, chúng mày đi mà gặp thằng này, thằng này…”

Hợp đồng tư vấn được báo giá là 1 củ. Vãi. Tư vấn gì mà đòi 1 củ?
Thôi cứ sang Hongkong, gặp công ty kia xem thế nào. Anh em sang hỏi “Mày có biết L là thằng nào không?”. “Không, tao chả biết L là thằng nào cả.”
L nó giới thiệu cơ mà, sao bọn này lại không biết nhỉ. Vớ vẩn bị lừa thì bỏ mẹ.
“Thế chúng mày có ký hợp đồng không?”

Bí, đâm lao thì phải theo lao thôi. Hợp đồng tư vấn được ký kết, tính ra vẫn ngon hơn con số anh em định bid đầu tiên cơ mà.
Dự án kết thúc, bàn giao đúng theo hợp đồng, thanh toán chuẩn chỉnh, may quá. Tiếc là chả phải sử dụng đến tư vấn tí nào.
Mãi sau này khi bớt ngây thơ mới hiểu được là anh em đã được đại diện khách hàng tin tưởng tuyệt đối cũng như đánh giá rất cao năng lực thực hiện dự án. Kinh doanh là câu chuyện không thể phân biệt đâu là thẳng, đâu là cong và câu chuyện đã thực sự chứng minh FUSA hoàn toàn hội nhập trong văn hóa kinh doanh Mỹ.

Câu chuyện 6: Sát nhập

Intellinet thành lập từ năm 1993. Với doanh thu 30 triệu USD năm 2017, Intellinet được Tạp chí Consulting đánh giá là một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Làm sao hai bên có thể tìm thấy nhau?
Rất có duyên là Tùng liên lạc được với Frank Bell (nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của Intellinet trong một sự kiện về M&A của công ty môi giới 7Miles - là công ty đại diện của Intellinet. Intellinet đang tìm đối tác phù hợp, chia sẻ về tầm nhìn, chiến lược để đồng hành trong giai đoạn tăng trưởng mới.

Khi Tùng chia sẻ về cơ hội này, lãnh đạo FPT Software đã phản hồi rất tích cực. Tùng cùng Nguyễn Khải Hoàn, Giám đốc Tài chính FPT Software; Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc FPT Canada tìm hiểu về Intellinet, sau đó trình bày với Exco của FPT và được "bật đèn xanh" để đi tiếp. Trước đó nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo FPT đã cá với Tùng là “Anh Bình sẽ không xuất tiền để mua công ty này đâu”, nhưng Tùng vẫn quyết tâm đến với thương vụ này.

Những điều mà Tùng tìm thấy được ở Intellinet là dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin cao cấp; đội ngũ lãnh đạo gắn kết, đội ngũ chuyên gia tư vấn đông đảo; số lượng khách hàng ấn tượng; chiến lược phát triển chuyển đổi số; hình ảnh và tên tuổi của Intellinet. Và quan trọng nhất, hai bên tìm thấy động lực kết hợp giữa hai bên sẽ tạo ra, tăng thêm những giá trị dịch vụ trọn gói chuyển đổi số cho các công ty lớn nhất tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.
Intellinet chọn ra 8 ứng viên, gồm FPT và 7 công ty khác. Sau hơn 7 tháng tìm hiểu và 160 cuộc họp liên quan, FPT đã đàm phán thành công, trở thành đối tác chiến lược sở hữu hơn 90% cổ phần của Intellinet và là công ty CNTT Việt Nam đầu tiên mua một công ty tư vấn công nghệ Mỹ. Thương vụ này thành công, Intellinet sau khi về với FPT càng hoạt động hiệu quả. Thương vụ này càng chứng tỏ FUSA đã hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế cũng như văn hóa Mỹ.

Sau 10 năm, tới 2018, FUSA có gần 300 nhân viên đóng đô trên 10 thành phố khác nhau của nước Mỹ, phục vụ cho hàng trăm khách hàng, trong đó có gần 50 khách hàng nằm trong Top Fortune 500s của Mỹ.

Bình luận:
Anh em sẽ có một câu hỏi, tại sao Tùng lại thành công?

Ở đây chúng ta nhận thấy điểm đầu tiên, đó là Tùng mong muốn làm, quyết tâm làm, sẵn sàng thay đổi. Điều thứ hai là Tùng đã tận dụng được nhiều nguồn lực khác nhau, từ sự ủng hộ của bà xã Tùng, đến các mối quan hệ xa gần, đến sự nỗ lực của từng thành viên trong team, trong từng dự án, chứ không dựa vào một anh hùng xuất chúng nào cả. Đâu đó ở đây ta có thể thấy bóng dáng của chiến tranh nhân dân khi phát huy và tận dụng được hết điểm mạnh của tất cả các thành viên và nguồn lực. Và một điểm quan trọng cuối cùng vừa là ưu thế, vừa là lợi thế đó là anh em ra ngoài xác định là Đek biết gì luôn. Khi biết chắc là mình không biết, anh em bắt buộc phải học, phải thích nghi và dần dần tồn tại, sống sót và từng bước một phát triển. Còn nếu nghĩ mình biết hết rồi thì lại khó chấp nhận sự khác biệt và không thể thích nghi được.

Ngoài ra còn một yếu tố khác nữa là tố chất của cá nhân phải phù hợp với việc đi ra bên ngoài. Tính quốc tế (international) của Tùng rất cao, Tùng sang Nhật, Sing rồi châu Âu, đâu đâu cũng có dấu ấn. Nó chính là tiền đề để Tùng có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường văn hóa Mỹ sau này.
Với cách làm đó chúng ta có thể tiếp tục thành công trên các quốc gia không?

Chúng ta có thể thấy câu chuyện có vẻ lặp đi lại. Lúc mới mở văn phòng, lúc nào cũng cần có bàn tay ông bác chăm sóc, rồi những công việc nho nhỏ phù hợp khả năng (lúc mới mà đưa việc to chắc cũng nghẹn mà chết), rồi tới những mối quan hệ lớn hơn, công việc lớn hơn, rất tự nhiên. Khi mong muốn đủ lớn, có hành động tương xứng thì các nguồn lực sẽ lần lượt xuất hiện, cứ mỗi đoạn đường vượt qua sẽ có một cánh cửa mới mở ra.

Chúng ta cũng thấy là chúng ta phải tự mình xây dựng, tự mình phát triển. Kinh doanh không chỉ là kiếm tiền mà nó là một sự hòa nhập về cả văn hóa. Nếu không hiểu mình thì sẽ không bao giờ thích nghi và hòa nhập được. Đó là bài học của Việt kiều hay Mỹ xịn những năm 2000. Khi tự mình bước đi, mình sẽ hiểu là mình thiếu gì, cần phải học gì, cần phải điều chỉnh ở đâu và cuối cùng khi có thành công sẽ hiểu được là tại sao lại thành công.

Khi doanh nghiệp đã lớn nó cần phải tiếp tục tự mình thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi và khắc nghiệt, việc lớn lại nảy sinh vấn đề lớn, đó là một hành trình liên tục thích nghi không bao giờ kết thúc.

Thảo luận:
FUSA 1.0 có nên đánh giá là thất bại hay nó chỉ là một bước trên hành trình thành công của FUSA 2.0
Các công ty khác liệu có thể thành công với cách tiếp cận như FSOFT?

Nguồn tác giả: facebook Nguyễn Thành Nam - Former ceo FPT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ebook] Phần I - Tổng hợp nội dung sách "Nuôi con không phải cuộc chiến"

Phần I - Nuôi con không phải cuộc chiến Chương 1: ăn ngủ tự lập mẹ nhàn con ngoan EASY: eat - activity - Sleep - Your time -> Là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại của bé trong một khoảng thời gian 1 ngày của bé. Có thể bạn quan tâm: Khuyến mãi mua trọn bộ sách Nuôi con không phải cuộc chiến I. Nếp sinh hoạt EASY   1. Lợi ích EASY: Đối với bé: + Nhận biết được những gì xảy ra tiếp theo -> Tăng khả năng tự tin của con. + Tập cho bé phản xạ có điều kiện. + Kết nối nhịp sing học của con. Đối vơí mẹ: + Biết cách phản ứng với những nhu cầu khác nhau của bé, không nhầm lẫn giữa khi bé khóc đòi ăn hay làm nũng.  Về lâu dài: + EASY là nền tảng cơ bản giúp rèn luyện sự tự lập ở bé. + Tạo nếp sinh hoạt ăn ngủ điều độ. (Khi con càng lớn chu kỳ EASY càng dài ra) 2.   Chu kỳ 03h: Cho bé từ 0 - 3 tháng tuổi. Bé ăn cách nhau 03 giờ. Cho con ngủ theo bảng thời gian hoặc căn cứ vào dấu hiệu của bé. Cân nặng tiêu chuẩn 2.7kg 3...

[AI] BÀI 4: Tác nhân và môi trường (Agent and Environment)

1. Agent (tác nhân): l à tất cả những gì có thể nhận thức về môi trường của nó thông qua cảm nhận "Sensor" và đưa ra hành động tác động đến môi trường (effective). Có 03 loại agent: human, software, robotic. + Cấu trúc của Agent: Gồm 2 phần:  Architecture + Agent Program + Phân loại Agent: -  Simple Reflex Agents: Agent phản ứng đơn giản. - Model Based Reflex Agents: Agent phản xạ dựa trên model - Goal Based Agents: Agent dựa trên mục tiêu. - Utility Based Agents: Agent dựa trên tính tiện ích. 2. Turing test : Ứng dụng trong việc kiểm tra và đáng giá máy móc có thật sự thông minh?  https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p_th%E1%BB%AD_Turing   3. Các thuộc tính của môi trường Discrete / Continuous  − If there are a limited number of distinct, clearly defined, states of the environment, the environment is discrete (For example, chess); otherwise it is continuous (For example, driving). Observable / Partially Observable  ...

[Tool] Apache Nifi

Introduction Apache NiFi is a dataflow system based on the concepts of flow-based programming. It supports powerful and scalable directed graphs of data routing, transformation, and system mediation logic. NiFi has a web-based user interface for design, control, feedback, and monitoring of dataflows. It is highly configurable along several dimensions of quality of service, such as loss-tolerant versus guaranteed delivery, low latency versus high throughput, and priority-based queuing. NiFi provides fine-grained data provenance for all data received, forked, joined cloned, modified, sent, and ultimately dropped upon reaching its configured end-state. See the  System Administrator’s Guide  for information about system requirements, installation, and configuration. Once NiFi is installed, use a supported web browser to view the UI. Browser Support Browser Version Chrome Current and Current - 1 FireFox Current and Current - 1 Edge Current an...

[Network] ARQ - Automatic repeat request

Automatic Repeat reQuest (ARQ) hay  Automatic Repeat Query là một phương thức điều khiển lỗi cho quá trình truyền dữ liệu bằng cách sử dụng ACK (acknowledgements) và Time Out, cho phép truyền dữ liệu tin cậy trên nền một dịch vụ không tin cậy (unreliable service). 1. ARQ protocol Gồm 03 loại Stop-and-wait ARQ Go-Back-N ARQ Selective Repeat ARQ / Selective Reject 2. Lĩnh vực liên quan Linked Data Transport Layer OSI Model. Ngoài ra có một số bằng sáng chế trong lĩnh vực live video contribution environments  sử dụng tới ARQ.

[LB-HA] Understand about High Available (HA) and Load Balancing

High Available (HA) :  Hỗ trợ dự phòng tiến trình. Hoạt đông với cơ chế Active - Passive . Hệ thống tồn tại 02 loại Component với role 'Active' và 'Passive'.  Active   Component sẽ đảm nhận việc xử lý tiến trình. Passive Component đóng vai trò backup. Trường hợp Active Component gặp lỗi (fail, downtime) hệ thống sẽ chuyển sang hoạt động trên B ackup  Component . Quá trình chuyển từ Active Component sang Passive Component gọi là 'Fail over'. Một số khái niệm liên quan đến HA: - FailOver: Chuyển đổi tiến trình chạy trên Passive Component khi Active Component gặp sự cố. - Fail Back: Khôi phục lại tiến trình hoạt động trên Active Component sau khi tiến trình dịch chuyển đến Passive Component trong quá trình FailOver. - Fault - Tolerant: Công nghệ giúp đảm bảo tính liên tục của dịch vụ. Trường hợp một thành phần trong hệ thống bị hoạt động gián đoạn vẫn cho phép toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định. Load Balancing : Hoạt động với cơ chế Active - Active ....

[Xu hướng] Open API – Xu thế phát triển mới của ngành công nghiệp phần mềm

Xuất bản: 2016-06-30 00:19:09 Các nhà phát triển đã nhận ra rằng việc lãng phí thời gian công sức vào thiết kế lại những thứ đã được các công ty khác xây dựng là hết sức không nên. Thay vào đó, họ hoàn toàn có thể dựa vào những API được các nhà cung cấp nền tảng như Salesforce, Amazon, Google… và mới đây là các nhà phát triển độc lập khác đưa ra. Trong ngành công nghiệp sản xuất phần mềm, mỗi ứng dụng khi được đưa tới công chúng đều nhằm mục đích phục vụ cho một nhu cầu người dùng nhất định.  Có những ứng dụng phục vụ cho mục đích học tập, hoặc giải trí, du lịch, một số khác phục vụ cho mục đích đi lại như GrabTaxi hay Uber chẳng hạn. Mặc dù những ứng dụng này có thể giúp đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người sử dụng nhưng cũng không phải vì thế mà chúng được làm ra theo những cách hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, tuy có những mục đích sử dụng khác nhau nhưng những ứng dụng như vậy vẫn có những điểm chung, tương đồng về chức năng.  Dù bạn đang sử dụng Faceb...

[Mac OS] Cài đặt maven apache

Ngày tạo: 25/12/2016 Bước 1: Download maven apache từ liên kết:  https://maven.apache.org/download.cgi?Preferred=ftp://mirror.reverse.net/pub/apache/ Bước 2: Cài đăt biến môi trường: mở vào file .bash_profile thêm các dòng. (Nếu file chưa tồn tại thì tạo mới) $ vim ~/.bash_profile export JAVA_HOME=/Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home export M2_HOME=/Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 export M2=$M2_HOME/bin export PATH=$PATH:$M2_HOME/bin Bước 3 :  Restart Terminal, kiểm tra cài đặt thành công từ terminal bằng lệnh: $ mvn -version Trường hợp cài đặt thành công kết quả trả về như sau: Apache Maven 3.3.9 (bb52d8502b132ec0a5a3f4c09453c07478323dc5; 2015-11-10T23:41:47+07:00) Maven home: /Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 Java version: 1.8.0_60, vendor: Oracle Corporation Java home: /Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home/jre Default locale: en_US, platform encoding: UTF-8 ...

[PM4P] First step for reaching to PMP Certificate

27/07/2019: First step for reaching to PMP Certificate

Quản lý Session khi cấu hình dự phòng máy chủ sử dụng HAproxy

1.        Vấn đề Cùng một HTTP session có thể nằm trên nhiều kết nối TCP khác nhau. Trong điều kiện không sử dụng Load Balancer, sẽ không phát sinh các vấn đề về quản lý phiên – session. Thông tin session của tất cả người dùng được nhận biết thông qua một máy chủ duy nhất. Tất cả kết nối của Client đều được chuyển đến một máy chủ duy nhất. Ở chế độ dự phòng, khi người quản trị cài đặt nhiều hơn một server, vấn đề về quản lý session sẽ xuất hiện. Máy chủ ứng dụng có nguy cơ không thể access thông tin session người dùng. 2.        Phương án cấu hình dự phòng khi sử dụng session ·          Replication : Sử dụng cơ chế sao lưu session của web server để đảm bảo rằng tất cả các máy chủ ứng dụng thuộc cluster khác nhau đều có thông tin của Session. Một số web server phổ biến như tomcat đều hỗ trợ cơ chế replication session này. ·       ...