Chuyển đến nội dung chính

Sách: "Đêk biết gì cũng tiến" - Chương 12: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

 Chương 12 cuốn sách "Đek biết gì cũng tiến này" mô tả việc Fsoft đã điều chỉnh để biến Stico – nét văn hóa đặc trưng của FPT và rất Việt Nam thành một thế mạnh cạnh tranh, khi đi ra thị trường thế giới.

Câu chuyện 1: Thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền
Hồi xưa, mà thực ra cũng chưa xưa lắm. Bất cứ khách nào đến thăm bất cứ đơn vị nào của FPT cũng phải ngạc nhiên với phong trào “hát bậy” (aka nhạc chế). Đủ các loại nhạc, nhạc đỏ, dân ca, bolero, cổ điển. Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Quan thoại. Quán bia hát, trên sân khấu hát, nhân viên hát, lãnh đạo hát. Ăn mặc lung tung, hát vo, trang phục nghiêm túc, dàn nhạc đệm đàng hoàng. Kiểu gì cũng có. Thật đúng là một “hiện tượng văn hóa” đặc sắc tầng 1, theo định nghĩa của Schein về các tầng văn hóa.
Khi được phỏng vấn về hiện tượng này, các lãnh đạo chủ trò đều đồng thanh lý giải đó là do công việc công nghệ vất vả cần cân bằng, biểu hiện của tính hài hước mà những người thông minh thường có, xả xitret nâng cao năng suất lao động etc…
Nhưng các doanh nghiệp khác cũng làm việc vất vả, nhân viên cũng thông minh và hài hước, định phổ biến văn hóa này thì thất bại thảm hại, nhẹ thì anh em “tế nhị” không tham gia, nặng thì có khi bị cơ quan chức năng nhắc nhở.
Theo Schein thì những lý giải, dù là hợp lý đến đâu, cũng chỉ mới là tầng 2 của văn hóa. Chỉ có đào sâu vào lịch sử, tìm hiểu nguồn gốc và những gì mà tổ chức đã trải qua mới có thể may ra chạm đến tầng 3, tầng “vô thức”, điều khiển được những lãnh đạo rất nghiêm túc, đứng đắn lại nhảy lên sân khấu trang trọng hát múa lung tung với nhân viên, đồng nghiệp.
Hát chế xuất phát từ dân gian lâu đời, nhưng tổ chức hát chế bài bản, có thể nói xuất phát từ nhu cầu “external adaption – thích nghi bên ngoài” của nhóm sinh viên khoa Toán-Cơ đại học tổng hợp Matxcova trong các Hội diễn văn nghệ. Các chàng trai thường xuyên thua cuộc trong cuộc đua không cân sức với nam thanh nữ tú các khoa xã hội, đã quyết định phá cách. Lời không thuộc thì chế cho hợp đối tượng và hoàn cảnh, nhạc ko biết chơi thì gõ nhạc mồm. Họ đã ghi dấu ấn cho ban giám khảo và khán giả, dành được những giải thưởng đầu tiên.
Tình cờ thế nào, về nước họ lại tụ tập trong cùng 1 công ty. Lần đó, cũng mới thành lập, đi liên hoan. Bàn bên cạnh, có mấy bạn nước ngoài hát rống lên liên tục. Vô thức nổi lên, họ lại hát bậy. Và ca khúc “Thằng Tây nó tiến và mình giật lùi. Thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền” ra đời. Anh em vui như Tết. Quyết định khôi phục. Đầu xuân năm 1993, trong một dịp Hội nghị khách hàng, khi các ca sĩ mời chuyên nghiệp chưa đến kịp, đội văn nghệ “hát bậy” đã biểu diễn lấp chỗ trống gần 1 giờ đồng hồ, trong sự hoan nghênh bất ngờ của khán phòng Nhà hát Lớn.
Phong trào ngày càng lớn mạnh qua các cuộc tụ tập của người FPT và được gọi là Stico hay STC hoặc STCo, dù đọc thế nào thì ai cũng hiểu nó là cái gì. Nhưng ít người chịu để ý đó là viết tắt của một cái tên đầy đủ: “Sáng tác Company”.
Trong dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập FPT tháng 9/1992, Stico chính thức ra mắt công khai khi thủ lĩnh Nam Già (aka Nguyễn Thành Nam) đọc Quyết định thành lập Stico.
Trong Quyết định có đoạn ghi: “Công ty Vô trách nhiệm Vô hạn Sáng tác Company gọi tắt là STC hay Stico kinh doanh tất cả các mặt hàng tinh thần: hát, múa, kịch, văn, thơ, họa...”.
Stico âm thầm len lỏi vào hầu hết các sự kiện trong FPT. Một số thành phần quá khích còn phổ biến ra cả bên ngoài. Các nhà sáng lập hiểu ra rằng, ngoài tạo nên sự gắn kết nội bộ “internal integration” trong những dịp liên hoan, Stico nếu được tổ chức tốt có thể trở thành một vũ khí đối ngoại “external adaptation”. Do đó một thời, Stico được lãnh đạo FPT cổ súy nhiệt tình, đặc biệt là Trương Gia Bình.
Càng lan rộng, càng nhiều những “huyền thoại” được kể lại. Nào là sau một chầu STC, mấy anh em đang chán nản định bỏ đi, đã quyết định cống hiến suốt đời cho tổ chức. Nào là saleman, khi bất lực, đã hát bậy cho khách hàng nghe, thế mà lại được hợp đồng… Dần dần, anh em quen hát chế lúc nào không hay. Thậm chí nghe phiên bản chính thức lại thấy sai sai.
Stico tiếp tục hoàn thiện về mặt thể chế. Năm 2001, một cuộc bình bầu trong toàn công ty, đã bầu ra 6 Viện sĩ Viện Hàn Lâm Stico, chịu trách nhiệm gìn giữ các giá trị tinh thần. Đó là các anh Hoàng Minh Châu, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Khắc Thành, Lê Đình Lộc. Nhóm này được gọi là Lục Viện. Các hạt nhân trẻ vào sau thành lập thành Bát Tiên và sau đó là Thập Tam Quỷ, cùng với Lục Viện có thể coi là đầu têu cho mọi trò nghịch ngợm tếu táo. Các chức danh Stico không kèm theo bất cứ một quyền lợi nào, nhưng luôn được anh em yêu quý. Các Hội diễn chính thức được tổ chức vào đêm thành lập công ty 13/9 hàng năm, trở thành thước đo lớn nhất về tài năng Stico.
Đúng như định nghĩa của Schein, những “bài học được chia sẻ cùng nhau”, chứng minh được “tính hiệu quả” trong các hoạt động thích ứng bên ngoài và kết nối bên trong của tổ chức, được truyền bá, áp dụng rộng rãi, trở thành vô thức, đó chính là văn hóa. Ngay cả những đơn vị cung cấp dịch vụ như các đại lý của FTG, công ty Phương Nam của Ftel hay sinh viên FE đều ít nhiều mang dấu ấn Stico
Xin giới thiệu một bài viết của một trong Thập Tam Quỷ, một cây Stico giai đoạn sau: Đinh Tiến Dũng, viết ngày 27/2/2018
STCo - LÒ LUYỆN ĐAN LÃNH ĐẠO FPT
Hôm nọ khi xem lại một video về chương trình Gặp nhau cuối tuần năm 2000 dành riêng để nói về Văn hoá STCo của FPT chúng ta, mình thấy lòng nhiều nuối tiếc.
Giờ để một doanh nghiệp nào có thể lên sóng cả chương trình hot như vậy chắc phải mất cả chục tỉ đồng tiền mua sóng mới may ra có cơ hội, vậy mà chúng ta "cây nhà lá vườn" đã có thời là thứ đặc sản đến mức nhà đài phải tự tìm đến.
Nhìn những anh chị diễn viên trong chương trình đó, chúng ta dễ dàng nhận ra các gương mặt lãnh đạo lớn của Tập đoàn bây giờ. Chứng tỏ STCo mới là lò đào tạo lãnh đạo thực sự của tập đoàn chứ không phải mấy cái khoá học to tát nào đó. Ngẫm ra thấy cũng hợp lý thôi, bởi STCo có đầy đủ các yếu tố để làm nên một lãnh đạo tốt:
1. Thông minh:
Người ta vẫn nói: "Người thông minh có thể không hài hước, nhưng người hài hước thì chắc chắn phải thông minh". Hài hước là yếu tố then chốt của STCo, nên người thành công trong STCo chắc chắn phải là những người rất thông minh.
2. Sáng tạo:
STCo không chấp nhận sự lặp lại nhàm chán kiểu khuôn mẫu. Nó sáng tạo liên tục vì tên nó là Sáng tác Company. Anh Bình chả cố công bao năm kêu gào nhân dân sáng tạo, Kaizen, Post and Tag... mà quên mất lò luyện STCo thì quả là phí phạm.
3. Nhạy cảm:
Cùng một câu truyện cười, có người kể hay, có người không. Ăn nhau ở cái "duyên". Cái "duyên" này chính là sự nhạy cảm, biết rõ người nghe đang nghĩ gì và dẫn dắt nó theo hướng bất ngờ, gây thú vị. Những thủ lĩnh STCo rất nhạy cảm, sự nhạy cảm đó cũng là một yếu tố quan trọng của thành công.
4. Biết quan tâm:
STCo nhìn có vẻ bát nháo mạnh ai nấy chơi, nhưng thực ra lại rất gắn bó và quan tâm nhau. Ai làm gì sai là bị chửi ngay, ai làm gì tốt là được tán thưởng. Tất cả đều mong những người còn lại được vui vẻ. Một người có sự quan tâm này, khi làm sếp sẽ biết chăm lo cho anh em, sẽ được lòng anh em.
5. Khả năng giành cơ hội:
Trên sân khấu STCo, nếu không cầm micro chắc là kiểu gì cũng bị giật mất. Văn hoá STCo cho chúng ta sự mạnh bạo, sẵn sàng bước lên giành lấy cơ hội từ mồm người khác.
6. Bản lĩnh kiên cường:
STCo là sân khấu khốc liệt trước những lời khen chê. Diễn dở là cả ngàn người "Ê" cho thối mặt. Người đứng vững trên đó thì bản lĩnh được tôi luyện cao cường, sếp chửi không sợ, khách hàng chửi không lo. Mặt trơ lì, bám đuổi mục tiêu đến cùng.
7. Luôn biết nhường nhịn, cởi mở:
Tuy cạnh tranh khốc liệt, nhưng những nghệ sỹ ngôi sao STCo luôn biết mình biết ta và sẵn sàng mở lòng cho những tài năng mới. Điều này vô cùng quan trọng với sự nghiệp của người lãnh đạo, vì một sự nghiệp lãnh đạo thành công đó là có thành tựu và tìm được người tiếp nối. Nhìn trong FPT cũng thấy ngay, những lãnh đạo xuất thân từ STCo thì khi nghỉ công tác sẽ thu xếp cho anh em kế cận đến nơi đến chốn và biến mất. Còn có những lãnh đạo dù đã được thay ra thì vẫn cố gắng duy trì sự ảnh hưởng để vớt vát chút hào quang. Rồi cùng để làm gì đâu.
8. Bao dung:
Chẳng sân khấu nào lại có kiểu chửi vỗ mặt như ở STCo, từ lãnh đạo đến các phần tử gây ngứa mắt, các nghệ sỹ đều chửi thẳng. Ngược lại, khán giả dù là cậu nhân viên hay lãnh đạo, thấy diễn dở cũng chửi nghệ sỹ. Giữa môi trường chửi nhau tán loạn thế, thử hỏi không bao dung làm sao có thể bước qua. Một người lãnh đạo bao dung sẽ bệ phóng cho các đàn em tài năng khác.
9. Chú trọng tiếng cười:
Mục đích chủ yếu của STCo là mang lại tiếng cười. Tiếng cười làm cuộc sống nhẹ nhàng hơn, lạc quan hơn, vui hơn và tình người hơn. Những thủ lĩnh FPT thường là những người vui vẻ, không thù dai hay hận thù, suy nghĩ đơn giản và luôn tìm ra hướng vui để làm. Điều này tưởng vô nghĩa, nhưng theo như anh Nam già mới đúc kết thì thực ra lại rất có nghĩa."
Gần đây, tuy phong trào “hát bậy” có vẻ thoái trào. Nhưng Stico, một phần nào đó, đã trở thành tính cách của người FPT. Các sự kiện như thể thao, hội diễn, họp hành, kiểm điểm, học hành, sum up, kick off, orientation…, thậm chí ngay cả trong Hội nghị Chiến lược bàn về các quyết định quan trọng FPT, đều có thể mang hình bóng Stico.
Những tính cách được gán với Stico như
- Độc đáo: luôn cố gắng tìm ra những cách suy nghĩ độc đáo, những lời giải đơn giản có thể áp dụng được ngay lập tức, thay vì đợi hoặc yêu cầu phải có đủ điều kiện.
- Hài hước: nhìn nhận sự việc dưới góc độ vui vẻ, luôn sẵn sàng tự giễu mình
- Bình danh: một miếng giữa đàng, khi lên sân khấu, hoặc ngoài công việc, ai cũng có ngang nhau
- Tôn trọng cá nhân: “cứ máu có lẽ là xong”, bất cứ ai có mong muốn đều được quyền biểu diễn, hay được ủy quyền nhận thách thức.
Trở thành điểm nhận biết của người FPT, đặc biệt trong lớp lãnh đạo. Trong đó, tính sáng tạo, tự trào có thể coi là được bắt nguồn từ nguồn gốc Toán học của lớp sáng lập của FPT, tính bình danh có thể coi là một đặc điểm của làng xã Việt Nam, thì tôn trọng cá nhân đặc biệt phù hợp khi Fsoft đi ra toàn cầu hóa và chứng tỏ khả năng thích nghi của mình khi giao lưu với các nền văn hóa khác.
Trong những câu chuyện Stico thời đầu toàn cầu hóa, có lẽ LTV và Chợ Dưa là điển hình nhất.
Câu chuyện 2: Ban nhạc LTV
Nguyễn Anh Quân, vào đầu những năm 2000, sau khi du học ở Đức về, đến thăm mấy anh em bạn cũ đang làm việc tại HITC, đã phát biểu: em thấy cuộc sống chẳng khác gì hồi sinh viên, làm xong thì ngồi uống rượu suông, rồi đàn hát rống cả lên. Chẳng theo một cái thể thống gì.
Đó là khi anh tiếp xúc với một buổi tập của ban nhạc rock “huyền thoại” LTV. Sở dĩ gọi là “huyền thoại” vì đa phần các thành viên là yêu rock chứ cũng chẳng có đào tạo gì về nhạc nhẽo cả.
Thời đó, FSOFT có rất ít dự án. Mà có thì toàn những thứ khó lòi, đọc còn chưa hiểu nói gì đến làm. Các PM (quản trị dự án) hoang mang lắm: làm thế nào bây giờ anh! Tôi đã dùng LTV để nói chuyện với họ.
Bọn em có nghe LTV biểu diễn chưa?
Rồi ạ, đám cưới, rồi lễ hội lần nào chẳng có. Liveshow, rồi lên cả VTV3 nữa.
Hay không? Oách không?
Hay ạ, phấn khích lắm.
Anh bảo thật nhé, Trong LTV có mỗi một ông đọc được note nhạc thôi. Mấy ông còn lại toàn mày mò tự học. Nếu so với dự án của bọn em thì còn chưa được coi là fresher.
Ôi, thật thế sao. Vậy mà bọn em cứ nghĩ đó là các cao thủ!
Vấn đề là các bạn ấy dám lên sân khấu. Và thuyết phục được bọn em! Các bạn ấy máu lửa, tập luyện và điều chỉnh. Đấy mới là tinh thần của FSOFT: ta tự tin thì ta sẽ thuyết phục được khách hàng: “Chúng tôi rất giỏi… chẳng qua chưa làm bao giờ. Thế thôi!”
Trong ‘nền văn hóa’ đa dạng và phong phú của FSOFT, Ban nhạc rock tự xưng LTV hay còn gọi là Lục Tiểu Vện, có một vị trí nổi bật. Thành lập từ năm 2002, bắt đầu từ 6 thành viên: Tuấn Phương, Giang ngựa, Hà trống, Tuấn nát, Khánh xẩm, Lâm dại đều là những lập trình viên ở FPT Software. Họ tập hàng đêm và biểu diễn bất cứ nơi nào có cơ hội: đám cưới hai vợ chồng Lan – Cây là lần biểu diễn công chúng đầu tiên và họ rất hỷ hả mặc cho quan khách hai bên. Họ tranh thủ những thời gian “chết” chờ mở màn của các Hội diễn Stico, để làm điếc tai các quan khách đến sớm. Họ ham dự và mang lại một không khí tươi vui các buổi khai trương, kick-off dự án. Họ không ngần ngại “khoe” với các khách hàng, những người vốn được hưởng một nền giáo dục âm nhạc toàn diện, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ tinh thần “Đek biết gì cũng chơi” của LTV.
Kỷ niệm 10 năm, họ đã tổ chức liveshow “Deadshow”, mà đến giờ vẫn chưa chết! Show này được quảng cáo rầm rĩ trên báo Chúng ta như sau:
Sau khi nâng ly rượu tiễn biệt, các thành viên ban nhạc LTV sẽ chính thức “khai tử” bằng màn nuốt sống đuông dừa (một loại sâu của cây dừa) trong liveshow cuối cùng kỷ niệm 10 năm ca hát, sẽ diễn ra tại tầng 15, tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội) tối ngày 27/7 tới.
Những chú đuông dừa béo múp sẽ được BTC lựa chọn và đặt hàng mang đến chương trình để các thành viên tham gia có thể cắn đầu và nuốt sống. Dù đây mà một món ăn đặc sản của miền Nam, nhưng không nhiều người do chưa được thưởng thức nên vô cùng sợ hãi.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, FPT Software, ông bầu của ban nhạc, cho biết, màn nuốt đuông dừa này là ý tưởng anh “coppy” từ hình ảnh cắn dơi sống đầy ấn tượng của band nhạc rock nổi tiếng trên thế giới. “Sau khi ý tưởng này được đưa ra, một số thành viên ban nhạc rất thích thú, số khác lại tỏ ra kinh sợ và xin nộp tiền bằng được để không phải nuốt đuông dừa”, anh Tuấn vui vẻ nói.
Trong đêm nhạc “You shook me 10 years long” kỷ niệm 10 năm hoạt động, ban nhạc còn mang đến cho khán giả một đêm rock đúng chất LTV khi tái hiện lại tất cả những bài hát từng được các thành viên biểu diễn trong suốt 10 năm qua. Lịch sử của LTV những ngày đầu thành lập, những kỷ niệm, dấu ấn khó quên cùng những thành viên từng gắn bó thân thiết sẽ lần lượt được khơi gợi và kể lại cho khán giả. Bên cạnh đó, sự xuất hiện những ban nhạc mới của FPT Software sau này như Tối om, FSoft Sài Gòn …sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho chương trình qua các tiết mục warm-up.
Trần Tuấn Việt một thành viên tham gia LTV sau nhưng vẫn thuộc hàng gạo cội, đã kết luận: LTV không phải là một ban nhạc, mà là một tính từ. Khán giả có thể khác đi, không còn nữa, nhưng "tinh thần" LTV không bao giờ “chết”!
Câu chuyện 3: Chợ Dưa
Hồi đó, Fsoft có tờ báo, đặt tên là Cucumber (Dưa chuột), ngụ ý là tuy tình hình khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn tươi như dưa (thành ngữ tiếng Anh: as fresh as cucumber có nghĩa là bạn khá thoải mái khi mọi người cho là bạn phải căng thẳng). Mỗi bài báo được coi là 1 quả dưa.
Tuy nhiên mặc dù nhà xúi bẩy Phan Phương Đạt, ra sức cổ súy là ngoài tác dụng đọc còn có thể dùng để đập ruồi và đi WC, báo giấy vẫn ko làm anh chị em hài lòng.
Bực mình, anh xúi đàn em là Nguyễn Quốc Nguyên lập hẳn một Chợ Dưa, mà lần này lên hẳn internet, cho thoải mái. Ai muốn ném dưa gì lên cũng được. Đắng, chua, ngọt, ủng… chơi tất. Anh này lại còn lý luận, người Việt Nam đầu tiên giao thương với nước ngoài là Mai An Tiêm, rốt cục cũng chỉ là buôn dưa mà thôi!
Ban lãnh đạo, sau 1 hồi cãi nhau kịch liệt, đã quyết định cho anh em được quyền “ẩn danh”. Tóm lại là dưa dại mọc thoải mái. Phe phản đối cho rằng như thế sẽ rất nhiều tin xấu. Phe đồng ý cho rằng nếu mà công ty và lãnh đạo không ra gì, thì anh em đằng nào chẳng chửi. Chi bằng để họ “chửi” ở đây, mình còn biết đường mà điều chỉnh, và phải tin vào nhân viên mình đủ trình độ để phân biệt đúng sai.
Các nick mọc ra như nấm. Nhớ đâu họ hàng nhà “Phan Phương X”, ăn theo giám đốc nhân sự là Phan Phương Đạt cũng có đến mấy chục người. Một nhân vật khác là Đoàn Ngọc Khá, một lập trình viên bình thường nhưng có nhiều bài viết thẳng thắn, cũng nổi và được nhiều người clone, kiểu như Đoàn Ngọc Tốt, Đoàn Ngọc Thường….
Thôi thì đủ mọi chuyện, từ tâm sự gái trai, dự án, đến phàn nàn lương thưởng đồng nghiệp, từ kể chuyện quê em đến bàn nhân tình thế thái thế giới…. Thực sự là một cái Chợ mà Dưa đua nhau mọc. Đối với tôi, tác dụng lớn nhất của Chợ Dưa là giám sát lãnh đạo. Nhất cử nhất động của lãnh đạo đều được anh em giám sát, tốt thì khen, sai thì ném đá. Bùi Thiện Cảnh, giám đốc Fsoft Đà Nẵng nói: “không thể dấu diếm anh em được điều gì trên chợ dưa”
Năm 2008, một “quả bom” truyền thông phát nổ. Hôm đó chủ tịch Fsoft đến nói chuyện truyền lửa ở semi-sumup của Fsoft HCM. Đến giờ ăn trưa mà chủ tịch vẫn nói làm bên hậu cần không dám dọn đồ ăn ra. Hôm sau một nhân viên viết thư ngỏ gửi chủ tịch trên chợ Dưa, đại loại như sau
“Từng nghe anh "diễn thuyết" chia sẻ trong buổi tổng kết FPT phía năm (2-2-2008), em rất khâm phục tài diễn thuyết của anh. Sau bài thuyết của anh em như được truyền một luồng sinh khí, một niềm tự hào, một sức mạnh tinh thần để tiếp tục cống hiến. Hôm nay, tài nói của anh càng thấy rõ trong phần đầu của chương trình, nhưng đến phần sau thì cái tài diễn thuyết của anh lại có tác dụng ngược...
Giờ trưa đến, MC canh nhịp rất chuẩn, ngắt lời để nhắc đến bữa trưa đang chờ được dọn ra , nhưng lại bị hố to khi anh bảo "anh nói chưa xong mà!"
Anh bảo anh nói ở bộ phận này họ ngồi nghe đến 2h, bộ phận kia họ nghe đến 1h... Thế anh đã bao giờ tự hỏi rằng vì sao họ phải chịu ngồi đó nghe? Hay anh quá tự tin vào khả năng nói của mình đến nỗi biết chắc rằng họ ngồi nghe vì anh nói quá hay?
Anh bảo thôi thế này, ai đói thì cứ ra ăn, ai muốn nghe nói thì anh nói tiếp, nhưng anh có biết anh chưa ngừng nói thì đồ ăn chưa được phép dọn lên, và thế là "cám treo, heo nhịn đói"?
Anh nói về sự quan tâm đến từng nhân viên, nhưng lại không nhận thấy rất nhiều người ngồi dưới đang rất đói mà chưa được ăn. Bữa cơm ngay trước mắt còn chưa với tay vào đũa để ăn được thì nói gì đến lương tháng, cổ phiếu hay thăng tiến.
Anh nói về sức sáng tạo của người FPT, nhưng lần thứ 2 em nghe anh nói chuyện thì hầu như không khác gì với những gì anh đã nói tại lễ tổng kết năm ngoái, kể cả về nội dung và cách trình bày...
Anh nói đối với anh, ăn không quan trọng, nói cũng không quan trọng. Vâng, nhưng nó quan trọng với từng người, từng nhân viên đấy anh ạ.
Những gì anh đã nói là rất hay, rất bổ ích, nhưng anh nói cứ nói, người đói cứ đói thì tất cả những điều hay ho bổ ích đó trở thành phù phiếm, vô nghĩa, thành những lời nói suông. Bởi vì một thực tế ngay trước mắt: mọi người đang chịu đói đã ngược với những gì anh trình bày.
Anh nói về quyền tự do trong văn hóa FPT, về sự thẳng thắn nhận xét, góp ý nên em xin được trân trọng gửi đến anh những lời này.”
Bài viết thẳng thắn này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận lớn. Anh em ùa vào cãi nhau loạn cào cào. Rất nhiều người ủng hộ sự quan điểm của tác giả. Nhưng cũng không ít anh em ủng hộ chủ tịch: mấy khi được nghe lãnh đạo chia sẻ, ăn muộn tí không được sao. Đa số thì thích thú chửi hôi, thậm chí một hồi còn quay ra chửi nhau.
Quan trọng là chủ tịch cũng ham vui, nhảy vào đổ dầu vào lửa. “Ở FSOFT, một việc dù quan trọng đến đâu, cũng không quan trọng bằng ăn.” Thế là lại sục sôi.
Đọc tất cả những comments, bình luận đối đáp nhau chan chát, cho thấy niềm tin của chúng tôi vào sự trưởng thành của nhân viên là hoàn toàn có cơ sở. Mọi người đều rút ra được những bài học cho chính mình.
(Chi tiết vụ này có thể tham khảo ở đây: https://chodua.xyz/article?id=4585 )
Chợ Dưa đã phát triển cực thịnh vào những năm 2008-2009-2010 và bị đóng cửa giữa năm 2011 vì lý do chính thức là không ngăn được bot “phản động”, đua nhau vào post tin chống phá. Nhưng chủ yếu có lẽ là do sự cạnh tranh của faceboook. Và có thể cũng là công ty đã lớn lên, lãnh đạo cũng ít cảm thấy thoải mái khi bị anh em soi xét kỹ như vậy.
Bài học cởi mở của Chợ Dưa sau này có phần được áp dụng trong việc quản trị một đơn vị hoàn toàn “Tây” tại Slovakia, sẽ được nhắc đến trong chương 17.
Trên thế giới cũng có phiên bản của Chợ Dưa, có tên là GlassDoor, để cho anh em thoải mái bình luận về công ty của mình.
Câu chuyện 4: Tinh thần cởi mở lan rộng,
Tinh thần Stico còn tiếp tục lan rộng trong những hoạt động, tưởng như không liên quan gì đến “văn hóa, văn nghệ”
1/ Phương-Hiệp Quán
Hồi đó, chúng tôi ở HITC, một tòa nhà văn phòng hạng A xịn sò. Có bar ở tầng 2 và cantin ở tầng trệt. Tuy nhiên đối với đa số các lập trình viên “nhà quê” thì những chỗ đó quá sang trọng và đắt đỏ. Nên anh em hay chạy xuống mấy quán chè chén ở tận ngoài đường, cả chè lẫn hạt dưa, lẫn phì phèo điếu thuốc cũng chưa đến 10k. Nhưng rất mất thời gian.
Tôi không nhớ chính xác là ý tưởng của ai đó bên phòng hành chính: không muốn anh em xuống chè chén bên đường nhếch nhác, mất thời gian, sao không bê “chè chén” lên chỗ của chúng ta. Thật là một ý tưởng táo bạo, đáp ứng đầy đủ tiêu chí của Stico. Tại sao giữa một tầng nhà hiện đại sáng choang thế này lại không thể làm một quán chè chén vỉa hè.
Thật là kinh ngạc là ban quản lý tòa nhà hoàn toàn ủng hộ ý tưởng. Họ chỉ cho chúng tôi cách thông gió, ngăn mùi, để có thể không những chè chén mà còn úp mì, hút thuốc. Xong xuôi, chúng tôi mời 2 chị chủ quán ở dưới đường, lên hẳn đây bán hàng cho mát, có điều là bớt giá cho anh em. Phương Hiệp chính là tên của hai chị em chủ quán đó.
Từ đó tầng 6 tòa nhà FPT có một điểm đặc biệt. Trong các tour dẫn khách, sau khi đi thăm hết các dự án, nghe trình bày, bao giờ người dẫn cũng hỏi, chúng tao có một chỗ đặc biệt nữa, chúng mày có chắc chắn là muốn xem không? Thôi nào, đứng làm bọn tao tò mò quá. Vậy quay lại lễ tân, nhưng đừng rẽ sang bên kia có phòng Giám đốc và Vườn Nhật bản, mà rẽ sang bên này. Chúng mày có thấy cái cửa đóng kín kia không? Mở ra đi và nhớ sập lại ngay. Khách sẽ rơi vào một thế giới khác, một góc vỉa hè Hà Nội chính hiệu: với ghế sub bệt, chè chén, rượu lậu, khói thuốc mù mịt.
Với anh em, đó là nơi bất cứ lúc nào bạn cũng có thể ghé qua, úp cốc mì, làm chén chè và lắng nghe các câu chuyện tào lao xung quanh. Nhân sự muốn hiểu tâm tư nguyện vọng của anh em cứ đến đấy khắc rõ. Trên tường, ai đi đâu về thì dán boarding pass của mình lên, chẳng mấy chốc trở thành nơi lưu giữ những dấu chân đầu tiên của hành trình đi ra thế giới của Fsoft.
2/ Xếp hạng lãnh đạo
Có lần, đang lúc DD (Due Diligence – thẩm định) của một khách hàng Mỹ rất to. Họ có một đoàn đánh giá các ban bệ hỗ trợ kinh doanh. Giải lao. Tự dưng thấy có bạn khách ùa vào kêu: chúng mày ơi, ra đây xem, có gì trong WC này. Tôi lo sốt vó. Hóa ra đó là bản xếp hạng các PM (Quản trị dự án) do bên QA (bảo đảm chất lượng) đặt ra.
Thực ra bảng này đã có từ lâu, không phải do do phòng ban nào đưa ra, mà là sáng kiến cá nhân của hai em gái làm QA. Các em thu nhập dữ liệu từ các dự án, rồi đánh giá điểm của từng PM, rồi cộng lại, rồi xếp hạng. Rồi đem dán ở tất cả các chỗ công cộng. Vấn đề là có một số lãnh đạo, không hiểu sao lại bị xếp xuống dưới, nên đòi bóc đi, vì cho rằng nếu khách hàng biết điều này, họ sẽ mất niềm tin vào tổ chức.
Cãi nhau loạn cào cào, cuối cùng quyết định: đây là một sản phẩm nghiêm túc, có tính khoa học và tinh thần “Stico” cao, nên cho phép công bố ở những nơi công cộng như thang máy, WC… để anh em tham khảo. Tuy nhiên, vì là sáng kiến của cá nhân, nên công ty cũng không bảo vệ, ai thấy không vừa ý, thậm chí là thấy xấu, cứ việc bóc đi.
Không ngờ, bản xếp hạng đó được khách hàng đánh giá rất cao. Nhất là khi họ tình cờ tìm thấy, chứ không phải nằm trong chương trình giới thiệu chính thức. Họ giải thích cho tôi: bản xếp hạng này là đỉnh cao của sự trưởng thành. Vì muốn xếp hạng theo điểm thế này thì phải có hệ thống theo dõi và thu nhập dữ liệu. Nhưng nhiều công ty làm được như vậy, chúng tao đánh giá cao nhất Fsoft chính là việc dám công khai danh sách này mà không sợ những “đấu đá”nội bộ làm hại công ty.
Hehe, “đấu đá nội bộ” thì anh em chúng tôi đều được Stico luyện qua hết rồi
Câu chuyện 5: Những người mang văn hóa
Họa sĩ làng Bùi Anh Tuấn
Tuấn học Mỹ thuật công nghiệp. Tình cờ gia nhập Fsoft. Vì anh cũng chẳng thích gì công nghệ thông tin cả.
Số là hồi đó chúng tôi phải làm các website nên nảy ra ý tưởng là cần phải có những người chuyên môn về nghệ thuật để tút lại giao diện cho đẹp. Giờ gọi là UX đấy. Nguyễn Văn Khánh, đã được tuyển dụng với mục tiêu như vậy. Khánh là một nhân vật cũng khá dị, là ca sĩ chủ chốt của nhóm LTV, nhắc ở trên, tuy thường xuyên hát sai nhạc. Nhưng Khánh lại đam mê công nghệ thông tin và thích trực tiếp làm ra các sản phẩm chứ không chỉ tút tát giao diện.
Nên anh mới rủ thêm bạn là anh là Bùi Anh Tuấn. Trang trại nhà Tuấn ở Mộc Châu tuyệt đẹp, các loại cỏ Úc, cỏ Đức, cỏ ta, đua cùng các loại hoa khoe màu sắc trên những quả đồi trập trùng như bát úp. Tây, Nhật cũng chỉ đến thế này thôi. Hồi đi sang Hokkaido Tuấn bảo chỗ này giống quê em, tôi cũng không tin lắm. Ở trong khung cảnh vậy, dễ hiểu Tuấn không thích lập trình, chỉ thích vẽ. Và cơ hội đến.
Thời đó, bắt đầu phải tiếp khách Nhật Tây nhiều, anh BinhTG bảo: bọn này phải nói chuyện triết học, hội họa. Chẳng hiểu ông anh học được ở đâu, vì trước thấy cũng ú ớ lắm. Nhưng kệ, cứ để anh tiếp khách. Đợt đấy, có bác Nhật sang hứa sẽ ký hợp đồng, anh sướng lắm dẫn ra Hàng Gai thăm gallery, rồi cao hứng tặng ngay bác 1 bức tranh. Bác phấn khởi, cả bọn hồ hởi.
Hôm sau họ gửi hóa đơn đến, đòi chúng tôi trả 6000 đô Mỹ. Ngất xỉu. Cứ để anh tiếp khách thế này thì có lẽ sập tiệm trước khi lấy được dự án. Họp gấp. Với Nhật là phải tặng quà. Mà quà cáp của VN lúc đầu những năm 2000 thì thôi rồi lởm khởm. Tranh sơn mài thì cong vênh, đằng sau thì còn mạng nhện. Đồ thủ công thì méo mó, hộp giấy xộc xệch. Chúng ta phải làm thế nào?
Giời thương, có Tuấn. Nghe cãi nhau chán, em phán: Em nghĩ tặng tranh là đúng. Đợi chúng tôi ngớ người ra, ông em mới phán tiếp: Nhưng là tranh Đông Hồ, mỗi bức có 10k tiền VNĐ thôi. Còn ông nào VIP quá, thì để em vẽ cho ông ấy một cái ký họa chân dung. Cũng chỉ tầm 15 phút chứ mấy.
Anh em thở phào nhẹ nhõm. Sau này Bùi Anh Tuấn nhớ lại: “Vụ này em nghĩ giá trị nhất là câu giờ. Bắt khách ngồi im, ngay ngắn trong 15’, mình đỡ phải chém mà hồi đấy cũng ít cái để chém anh nhề :)))” Bắt đầu từ vẽ cho khách, Tuấn ký họa lại tất cả các các nhân vật của Fsoft mà anh yêu thích. Anh còn “Stico” hóa tất cả các sự kiện quan trọng lớn nhỏ, qua những bức tranh biếm họa của mình. Tranh của Tuấn xuất hiện trên tất cả các ấn phẩm, ngoài hành lang, trên tường. Rồi Tuấn lấn sân sang điêu khắc, kiến trúc. Các campus có dấu ấn của anh. Và tên tuổi anh sẽ tồn tại mãi qua hình ảnh Cuder, biểu tượng của lập trình viên Fsoft đứng trước một cánh đồng lúa ở Làng phần mềm Hòa Lạc.
Các tác phẩm của Tuấn, kể lại một câu chuyện lịch sử Fsoft rất đặc biệt, rất Stico, rất Việt Nam.
Người thứ hai, tôi muốn nhắc đến là một cô gái hay tự xưng là dân bán “giò, chả, sấu dầm” Nguyễn Ngọc Anh.
Ngọc Anh tốt nghiệp khoa Sinh đại học Tổng hợp. Gia nhập Fsoft trong chương trình tìm kiếm cán bộ Tổng hội để hỗ trợ cho Phan Phương Đạt. Là một người nhiều ý tưởng độc đáo, Đạt đã nhìn thấy môi trường cởi mở ở Fsoft là một mảnh đất màu mỡ để cho ra đời các tác phẩm stico. Anh cần người giúp đỡ.
Ngọc Anh có vẻ là người cực kỳ phù hợp để biến bất cứ ý tưởng dù “điên rồ” đến đâu của chúng tôi thành hiện thực. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến điều đó là Ngày Phụ huynh năm 2006.
Tại Fsoft, ngày 19/11 hàng năm trở thành ngày truyền thống để công ty và các nhân viên công khai biểu lộ sự biết ơn và tình yêu với bố mẹ, và những người thân trong gia đình. Sở dĩ nói công khai vì văn hóa người Việt vốn ngại biểu lộ tình cảm. Một dòng trạng thái của một nhân viên đang chuẩn bị đón bố mẹ đến thăm, đã kể lại điều đó:
“Cả lũ hát "mẹ yêu" ko beat, cả lũ lại rơm rớm và hô vang "chúng con yêu bố mẹ", thay cho 1 chuỗi ngày dài cứ gọi điện cho bố là "hôm nay ông ngoại đón Mun cho con nhé".
Vào ngày đó, 2 năm một lần, phụ huynh được mời đến thăm trụ sở công ty, lắng nghe lãnh đạo báo cáo và chia sẻ với lãnh đạo những băn khoăn của mình về con cái, tìm hiểu chỗ làm việc và giao lưu với các đồng nghiệp của con mình. Hát, múa, đọc thơ, chia sẻ niềm vui khi thấy con cái trưởng thành với các phụ huynh khác. Chụp ảnh với con và lãnh đạo, đồng nghiệp của con. Tóm lại là một ngày hội.
Ngày hội này được tổ chức tại tất cả các trụ sở của Fsoft trong và ngoài nước. Và rất được phụ huynh cũng như nhân viên ủng hộ. Dần dần lặn vào vô thức theo thuyết của Schein, đến ngày đến giờ cứ thế mà làm.
Ý tưởng này xuất phát từ một câu chuyện không may.
Đầu năm 2001, một nhân viên không may bị bệnh nặng qua đời. Khi đón bố mẹ em lên công ty để nhận lại đồ đạc, tôi đã rất xúc động khi thấy anh chị cứ lần lữa ngồi mãi chỗ làm việc của con, và nghẹn ngào tự hào khi nghe kể con đã từng đóng góp lớn cho 1 dự án bảo hiểm tận Canada. Ra về anh chị tâm sự: cháu là tấm gương của cả dòng họ, giờ được tận mắt thấy sự trưởng thành của cháu, sự yêu quí của anh em bạn bè trong công ty, anh chị cũng thấy nguôi ngoai phần nào.
Tôi đã nghĩ ngay lúc đó, tại sao ta lại không mời cha mẹ đến để bày tỏ lòng biết ơn và cho họ thấy sự trưởng thành của con cái mình. Đem ý tưởng chia sẻ với anh em. Nhiều người e ngại. Có người vì lo các cụ có tuổi khó tính, khó tổ chức chu đáo, khéo lợi bất cấp hại. Có người thì cho rằng nhân viên đa phần có tâm lý, mình lớn rồi, không muốn bố mẹ đến cơ quan, sợ bêu riếu.
Nhưng chúng tôi cho rằng ý tưởng mà đúng, thì khó mấy chắc chắn cũng sẽ thực hiện được. Khó như đi mở cõi ở Mỹ, ở Nhật mà còn dám làm nữa là. Quả nhiên, khi nghe tôi chia sẻ, Ngọc Anh đã hào hứng và xung phong và cam kết làm được việc này. Hàng núi việc. Năm đó nhân viên ở Hà Nội tầm 800. Phụ huynh có thể đi cả hai, có thể rủ cô dì chú bác. Kiểu gì cũng đông. Tôi cũng không giúp được gì nhiều cho các em ngoài sự ủng hộ tinh thần. Chỉ nhớ có lần thảo luận về vấn đề khó nhất: là chỗ ở và đưa đón các cụ ở quê lên (số này đa số). Tưởng như bế tắc, thì các em đưa ra sáng kiến: vận động nhân viên cùng tham gia, các con sẽ phải tự tay chăm sóc bố mẹ. Đúng chất chiến tranh nhân dân.
Ngày 19.11.2006. Gần 800 vị phụ huynh được đón đến dự lễ chính ở khách sạn La Thành. Tôi đã báo cáo với các cụ, chúng con đã có mặt ở Tokyo, mới thắng hợp đồng Petronas, đón Bill Gates đến thăm, đã có anh em đồng đội Sài Gòn, Đà Nẵng. Sau đó mọi người được thăm tòa nhà HITC, gặp gỡ lãnh đạo và đồng nghiệp của con rồi liên hoan theo đơn vị. Rất vui và cảm động.
Xin chép lại bài thơ của một phụ huynh đọc trong buổi lễ năm đó. Câu “bồ chữ đầy thì bồ thóc đã vơi” đã làm nhiều người rơi nước mắt.
Bố đưa con ra Hà Nội học
Gánh cả cánh đồng chiêm trũng đi theo
Con cá, con cua quả dưa quả bí
Cũng vào quang ra chợ sớm chiều
Thôi chẳng quét vôi mặc tường cũ mốc meo
Ọp ẹp chõng tre nằm qua đêm lạnh
Ăn uống nhì nhằng chi tiêu tằn tiện
Bồ chữ đầy thì bồ thóc đã vơi
Xa mẹ xa cha nơi đất khách quê người
Dậy sớm thức khuya học thầy học bạn
Tiền của nhà nghèo nhưng nghị lực thì vô hạn
Chắc là con cố gắng vươn lên
Học để làm người đâu phải để làm quan
Mai khôn lớn mới làm việc được
Đem tài đức ra giúp dân giúp nước
Đừng chay theo hư danh mũ áo ông Nghè
Con sinh ra lớn lên trên mảnh đất làng quê
Dù cuộc sống đổi thay con đừng quên mất gốc
Đất nước trường tồn là giữ được hồn dân tộc
Chẳng đánh mất mình khi ta giữ được bản sắc quê hương./.
Tôi khá tin rằng, nếu thiếu người năng nổ và sáng tạo như Ngọc Anh, ý tưởng này mãi mãi có lẽ vẫn nằm trên giấy. Năm 2008, cảm giác mình đã đến lúc rời đi, tôi trao đổi với Ngọc Anh về việc muốn tổ chức kỷ niệm 10 năm Fsoft với một chuỗi các sự kiện, với đỉnh điểm là lễ cám ơn những người đã thực sự giúp đỡ Fsoft đứng vững trong 10 năm đầu gian khó này, thật trang trọng. Vấn đề là năm 2008 bắt đầu cuộc khủng hoảng toàn cầu và không khí chung trong tập đoàn là cắt giảm chi phí.
Ngọc Anh đã nói với tôi, một câu nói mà tôi nghĩ lãnh đạo nào cũng muốn nghe từ nhân viên: “Anh chỉ cần cho em biết chính xác số tiền công ty có thể chi. Em bảo đảm sẽ làm trang trọng. Sự trang trọng xuất phát từ thái độ của người thực hiện chứ không phải kích cỡ của budget.” Năm đó Ngọc Anh đã tôn vinh 108 “anh hùng” đã cứu Fsoft khỏi cơn hoạn nạn tại Khách sạn Hilton Opera. Tôi nhớ có anh Đoàn Vịnh, đã rất cảm động chia sẻ “Thực sự anh không nghĩ là Fsoft vẫn nhớ đến nghĩa cử nhỏ của anh, và mời anh đến đây để tri ân, cùng với các lãnh đạo và khách hàng.”
Những sự thay đổi tổ chức năm 2009 làm tôi vẫn áy náy là chưa kịp đưa Ngọc Anh ra nước ngoài một thời gian. Chắc chắn em sẽ trưởng thành hơn nhiều và trở thành cán bộ nòng cốt của Fsoft.
Dấu ấn của Ngọc Anh giờ hiện diện qua Bản tin 131, vẫn đang được phát trên Workplace
Bình luận
Stico là một phong trào có tính cộng đồng, có thể nói xuất phát từ đặc điểm rất cụ thể của các nhà sáng lập FPT
- Dân miền Bắc
- Học Toán
- Không thích nhưng bắt buộc phải hòa nhập
Nhưng nhờ những tính cách rất phù hợp với văn hóa dân tộc như
- Coi trọng sự bình đẳng trên danh nghĩa, kiểu một miếng giữa làng
- Và tính hài hước, dân dã
Đã nhanh chóng lan rộng, góp phần gắn bó nhân viên và tạo bản sắc riêng cho FPT với khách hàng.
Khi toàn cầu hóa, sự tự do và sáng tạo, phá vỡ quy tắc của Stico đã góp phần xóa bỏ các định kiến của khách hàng về một đất nước Việt Nam cứng nhắc và bị kiểm soát, góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Vấn đề thảo luận
Để nói về sự hòa hợp/khác biệt khi Stico đi vào các nền văn hóa khác.
Xin kể một câu chuyện về sự va chạm. Đó là vào khoảng năm 2003, Stico tổ chức một ngày Hội để tôn vinh một ngôi sao của mình là Nguyễn Khắc Thành, người được coi là NSND của Stico. Các thể loại âm nhạc mà Thành thích từ nhạc đỏ, nhạc chế, đến chèo, opera… Mời các nghệ sĩ gạo cội biểu diễn cùng với anh em nghiệp dư.
Anh em hào hứng lắm. Có một bác khách hàng người Nhật Bản được mời đi dự, cổ vũ rất nhiệt tình. Lúc hết hội, mới hỏi bác bên mày có tổ chức kiểu quậy phá như thế này không? Ờ có chứ. Nhưng khó tham gia lắm, phải đóng tiền mới được tham gia. Tao thì chỉ thích thổi kèn ô-boa. Mà không có tiền đóng.
Thế thì mày biểu diễn ở đâu?
Tao biểu diễn ở dàn nhạc của thành phố, ở đấy không mất tiền.
Hehe!

Nguồn tác giả: facebook Nguyễn Thành Nam - Former ceo FPT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ebook] Phần I - Tổng hợp nội dung sách "Nuôi con không phải cuộc chiến"

Phần I - Nuôi con không phải cuộc chiến Chương 1: ăn ngủ tự lập mẹ nhàn con ngoan EASY: eat - activity - Sleep - Your time -> Là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại của bé trong một khoảng thời gian 1 ngày của bé. Có thể bạn quan tâm: Khuyến mãi mua trọn bộ sách Nuôi con không phải cuộc chiến I. Nếp sinh hoạt EASY   1. Lợi ích EASY: Đối với bé: + Nhận biết được những gì xảy ra tiếp theo -> Tăng khả năng tự tin của con. + Tập cho bé phản xạ có điều kiện. + Kết nối nhịp sing học của con. Đối vơí mẹ: + Biết cách phản ứng với những nhu cầu khác nhau của bé, không nhầm lẫn giữa khi bé khóc đòi ăn hay làm nũng.  Về lâu dài: + EASY là nền tảng cơ bản giúp rèn luyện sự tự lập ở bé. + Tạo nếp sinh hoạt ăn ngủ điều độ. (Khi con càng lớn chu kỳ EASY càng dài ra) 2.   Chu kỳ 03h: Cho bé từ 0 - 3 tháng tuổi. Bé ăn cách nhau 03 giờ. Cho con ngủ theo bảng thời gian hoặc căn cứ vào dấu hiệu của bé. Cân nặng tiêu chuẩn 2.7kg 3...

[AI] BÀI 4: Tác nhân và môi trường (Agent and Environment)

1. Agent (tác nhân): l à tất cả những gì có thể nhận thức về môi trường của nó thông qua cảm nhận "Sensor" và đưa ra hành động tác động đến môi trường (effective). Có 03 loại agent: human, software, robotic. + Cấu trúc của Agent: Gồm 2 phần:  Architecture + Agent Program + Phân loại Agent: -  Simple Reflex Agents: Agent phản ứng đơn giản. - Model Based Reflex Agents: Agent phản xạ dựa trên model - Goal Based Agents: Agent dựa trên mục tiêu. - Utility Based Agents: Agent dựa trên tính tiện ích. 2. Turing test : Ứng dụng trong việc kiểm tra và đáng giá máy móc có thật sự thông minh?  https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A9p_th%E1%BB%AD_Turing   3. Các thuộc tính của môi trường Discrete / Continuous  − If there are a limited number of distinct, clearly defined, states of the environment, the environment is discrete (For example, chess); otherwise it is continuous (For example, driving). Observable / Partially Observable  ...

[Tool] Apache Nifi

Introduction Apache NiFi is a dataflow system based on the concepts of flow-based programming. It supports powerful and scalable directed graphs of data routing, transformation, and system mediation logic. NiFi has a web-based user interface for design, control, feedback, and monitoring of dataflows. It is highly configurable along several dimensions of quality of service, such as loss-tolerant versus guaranteed delivery, low latency versus high throughput, and priority-based queuing. NiFi provides fine-grained data provenance for all data received, forked, joined cloned, modified, sent, and ultimately dropped upon reaching its configured end-state. See the  System Administrator’s Guide  for information about system requirements, installation, and configuration. Once NiFi is installed, use a supported web browser to view the UI. Browser Support Browser Version Chrome Current and Current - 1 FireFox Current and Current - 1 Edge Current an...

[Network] ARQ - Automatic repeat request

Automatic Repeat reQuest (ARQ) hay  Automatic Repeat Query là một phương thức điều khiển lỗi cho quá trình truyền dữ liệu bằng cách sử dụng ACK (acknowledgements) và Time Out, cho phép truyền dữ liệu tin cậy trên nền một dịch vụ không tin cậy (unreliable service). 1. ARQ protocol Gồm 03 loại Stop-and-wait ARQ Go-Back-N ARQ Selective Repeat ARQ / Selective Reject 2. Lĩnh vực liên quan Linked Data Transport Layer OSI Model. Ngoài ra có một số bằng sáng chế trong lĩnh vực live video contribution environments  sử dụng tới ARQ.

[LB-HA] Understand about High Available (HA) and Load Balancing

High Available (HA) :  Hỗ trợ dự phòng tiến trình. Hoạt đông với cơ chế Active - Passive . Hệ thống tồn tại 02 loại Component với role 'Active' và 'Passive'.  Active   Component sẽ đảm nhận việc xử lý tiến trình. Passive Component đóng vai trò backup. Trường hợp Active Component gặp lỗi (fail, downtime) hệ thống sẽ chuyển sang hoạt động trên B ackup  Component . Quá trình chuyển từ Active Component sang Passive Component gọi là 'Fail over'. Một số khái niệm liên quan đến HA: - FailOver: Chuyển đổi tiến trình chạy trên Passive Component khi Active Component gặp sự cố. - Fail Back: Khôi phục lại tiến trình hoạt động trên Active Component sau khi tiến trình dịch chuyển đến Passive Component trong quá trình FailOver. - Fault - Tolerant: Công nghệ giúp đảm bảo tính liên tục của dịch vụ. Trường hợp một thành phần trong hệ thống bị hoạt động gián đoạn vẫn cho phép toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định. Load Balancing : Hoạt động với cơ chế Active - Active ....

[Xu hướng] Open API – Xu thế phát triển mới của ngành công nghiệp phần mềm

Xuất bản: 2016-06-30 00:19:09 Các nhà phát triển đã nhận ra rằng việc lãng phí thời gian công sức vào thiết kế lại những thứ đã được các công ty khác xây dựng là hết sức không nên. Thay vào đó, họ hoàn toàn có thể dựa vào những API được các nhà cung cấp nền tảng như Salesforce, Amazon, Google… và mới đây là các nhà phát triển độc lập khác đưa ra. Trong ngành công nghiệp sản xuất phần mềm, mỗi ứng dụng khi được đưa tới công chúng đều nhằm mục đích phục vụ cho một nhu cầu người dùng nhất định.  Có những ứng dụng phục vụ cho mục đích học tập, hoặc giải trí, du lịch, một số khác phục vụ cho mục đích đi lại như GrabTaxi hay Uber chẳng hạn. Mặc dù những ứng dụng này có thể giúp đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người sử dụng nhưng cũng không phải vì thế mà chúng được làm ra theo những cách hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, tuy có những mục đích sử dụng khác nhau nhưng những ứng dụng như vậy vẫn có những điểm chung, tương đồng về chức năng.  Dù bạn đang sử dụng Faceb...

[Mac OS] Cài đặt maven apache

Ngày tạo: 25/12/2016 Bước 1: Download maven apache từ liên kết:  https://maven.apache.org/download.cgi?Preferred=ftp://mirror.reverse.net/pub/apache/ Bước 2: Cài đăt biến môi trường: mở vào file .bash_profile thêm các dòng. (Nếu file chưa tồn tại thì tạo mới) $ vim ~/.bash_profile export JAVA_HOME=/Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home export M2_HOME=/Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 export M2=$M2_HOME/bin export PATH=$PATH:$M2_HOME/bin Bước 3 :  Restart Terminal, kiểm tra cài đặt thành công từ terminal bằng lệnh: $ mvn -version Trường hợp cài đặt thành công kết quả trả về như sau: Apache Maven 3.3.9 (bb52d8502b132ec0a5a3f4c09453c07478323dc5; 2015-11-10T23:41:47+07:00) Maven home: /Users/mac/Downloads/Programs/apache-maven-3.3.9 Java version: 1.8.0_60, vendor: Oracle Corporation Java home: /Library/Java/JavaVirtualMachines/jdk1.8.0_60.jdk/Contents/Home/jre Default locale: en_US, platform encoding: UTF-8 ...

[PM4P] First step for reaching to PMP Certificate

27/07/2019: First step for reaching to PMP Certificate

Quản lý Session khi cấu hình dự phòng máy chủ sử dụng HAproxy

1.        Vấn đề Cùng một HTTP session có thể nằm trên nhiều kết nối TCP khác nhau. Trong điều kiện không sử dụng Load Balancer, sẽ không phát sinh các vấn đề về quản lý phiên – session. Thông tin session của tất cả người dùng được nhận biết thông qua một máy chủ duy nhất. Tất cả kết nối của Client đều được chuyển đến một máy chủ duy nhất. Ở chế độ dự phòng, khi người quản trị cài đặt nhiều hơn một server, vấn đề về quản lý session sẽ xuất hiện. Máy chủ ứng dụng có nguy cơ không thể access thông tin session người dùng. 2.        Phương án cấu hình dự phòng khi sử dụng session ·          Replication : Sử dụng cơ chế sao lưu session của web server để đảm bảo rằng tất cả các máy chủ ứng dụng thuộc cluster khác nhau đều có thông tin của Session. Một số web server phổ biến như tomcat đều hỗ trợ cơ chế replication session này. ·       ...