Phần I - Nuôi con không phải cuộc chiến
Chương 1: ăn ngủ tự lập mẹ nhàn con ngoan
EASY: eat - activity - Sleep - Your time -> Là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại của bé trong một khoảng thời gian 1 ngày của bé.
I. Nếp sinh hoạt EASY
1. Lợi ích EASY:
- Đối với bé:
+ Nhận biết được những gì xảy ra tiếp theo -> Tăng khả năng tự tin của con.
+ Tập cho bé phản xạ có điều kiện.
+ Kết nối nhịp sing học của con.
- Đối vơí mẹ:
+ Biết cách phản ứng với những nhu cầu khác nhau của bé, không nhầm lẫn giữa khi bé khóc đòi ăn hay làm nũng.
- Về lâu dài:
+ EASY là nền tảng cơ bản giúp rèn luyện sự tự lập ở bé.
+ Tạo nếp sinh hoạt ăn ngủ điều độ.
(Khi con càng lớn chu kỳ EASY càng dài ra)
2. Chu kỳ 03h:
- Cho bé từ 0 - 3 tháng tuổi.
- Bé ăn cách nhau 03 giờ. Cho con ngủ theo bảng thời gian hoặc căn cứ vào dấu hiệu của bé.
- Cân nặng tiêu chuẩn 2.7kg
3. Chu kỳ 4 giờ
- Cho bé trên 3 đến 7,8 tháng tuổi thậm chí đến hết 1 năm.
- Cắt bớt 1 giấc ngủ ban ngày và giản bữa ăn ra.
- Ở độ tuổi này có thể dậy ăn đêm 1 lần.
- Nếu ban ngày ăn uống khó khăn có thể nghĩ tới việc giảm khẩu phần ăn đêm cho bé.
- Nếu bé ngủ ngày quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng ngủ vặt ban ngày và thức đêm.
- Tín hiệu: Ngày cho ăn cách 4 giờ con vẫn nhởn nho', chưa đói và không ăn hết suất. Ngày ngủ rất ngắn, có nhiều giấc 30 - 45 phút. Tối có thể khó ngủ, ngủ muộn. Đêm lại dậy. Có thể đêm đòi ăn hoặc nếu không đòi ăn thì nằm choi cả buổi giữa đêm khuya mà không ngủ lại ngay.
- Khoảng 7 tháng bé có xu hướng muốn chuyển từ lịch sinh hoạt 4 giờ sang lịch sinh hoạt 2-3-4.
- Tín hiệu: Ngày ngủ rất ngắn, cả 2 giấc 30 - 45 phút. Tối (nếu ngày ngủ dài) có thể khó ngủ, ngủ muộn. Đêm lại dậy đêm. Có thể đêm đòi ăn hoặc nếu không đòi ăn có thể nằm choi cả buổi giữa đêm khuya mà không ngủ lại ngay.
- Các bước thực hiện:
- 7h: Ngủ dậy uống sữa ngay và đưực ăn nhẹ buổi sáng.
- 11h30 : Ăn trưa.
- 12 h00 : Ngủ trưa.
- 14h30 : Bé dậy uống sữa và ăn nhẹ (không nên cho ăn quá nhiều bữa này).
- 18h30 - 19h00 : Bé ăn tối. Đánh răng, làm vệ sinh cá nhân. Đọc truyện.
- 19h30 : Đi ngủ giấc đêm.
6. Hiểu tiếng khóc của con:
- “Con đói!”: khóc lặp đi, lặp lại, to và càng lúc càng to. Tay bé quơ cào khắp noi, vói bé lớn hơn thì cho tay vào miệng mút mạnh. Đầu bé sẽ quay bên nọ, bên kia.
- “Con có khí trong bụng, con muốn ợ hoi”: Khóc xuất hiện ngay sau khi ăn xong, Đầu gối co lên đến ngực, ưỡn lưng.
- “Con bị kích thích quá” - “Con muốn dừng choi” - “Thếnày là quá sức vói con”: Tiếng khóc nghe tương phản nhau, có thể là những tiếng cười và những tiếng càu nhàu thay phiên nhau.
- “Con mệt và muốn đi ngủ”: Tiếng khóc nghe giống như bé đang cáu kỉnh, dừng rồi lại tiếp tục rồi lại dừng. Dụi mắt, lờ đờ, ngáp, không muốn chơi, mút tay.
- “Con bị đau bụng”: Tiếng khóc to, đều đều và có thể kéo dài hàng giờ liền mỗi ngày, bé có thể co duỗi chân liên tục và đánh rắm khi khóc.
- “Con thấy chán, con muốn được mẹ quan tâm”: Tiếng khóc nghe giống như là một tiếng hét hơn.
- “Con muốn mút mát”: Tiếng khóc nhỏ, kiểu rên rỉ, bé mút môi hoặc mút tay chùn chụt. trước khi đi ngủ hay khi chuyển giấc, bé có nhu cầu được mút cái gì đó.
7. Thời gian thức theo độ tuổi
(Tham khảo bảng)
8. Giai đoạn ARA:
- Awareness (Nhận thức mơ hồ): Bé tạm chấp nhận thay đổi
- Rejection (Từ chối): kháng cự that đổi.
- Acceptance (Chấp nhận): Chấp nhận that đổi.
- Xuất hiện trong khoảng thời gian chuyển đổi chu kỳ EASY.
- Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, có bé cá biệt lên đến 3 tuần.
9. Chờ đợi là vàng
- Không nên ép con ăn, nên theo dõi cho con ăn khi con có dấu hiệu đói.
- Việc chờ đợi giúp bé nhận biết được đâu là cảm giác đói, đâu là thức ăn và cảm giác no. Ép con ăn về sau con sẽ không biết đến cảm giác này thì việc tập cho con bú bình, ăn dặm trở nên khó khăn.
II. Giúp trẻ tự ngủ
- Trẻ sơ sinh việc ngủ quan trọng hơn ăn. Trẻ thường ngủ 45p trong đó 25p ngủ sâu và 20p ngủ nông.
- Tạo cho bé thói quen và môi trường ngủ.
- Một trẻ sơ sinh trung bình ngủ 18 tiếng/ngày. Bé chỉ thức 45 phút sau mỗi chu kỳ ngủ 3 giờ. Trong đó, 30 phút dành để ti và 15 phút để vệ sinh và vận động “thể thao”. 4 tháng bé vẫn ngủ trung bình 16 - 1 7 tiếng/ngày, trong đó ban ngày bé thức được dài hơn (chừng một tiếng rưỡi cho mỗi chu kỳ 4 giờ) và giấc đêm bé cũng ngủ liền một giấc dài hơn 6 - 8 tiếng. 1 tuổi nhu cầu ngủ trung bình giảm xuống còn 14 tiếng và đến 2 tuổi, các em ngủ khoảng 12 - 13h/ngày, nhưng không ít hơn 11h/ngày.
- Nếu không ép ăn, trẻ sẽ tự biết dậy khi đói và đòi ăn.
- Nếu ban ngày bé ngủ ít và quấy khóc là dấu hiệu bé bị mệt, cần tăng thời gian ngủ ngày của bé.
- Các bé ngủ đủ ban ngày mói có đà để ngủ dài ban đêm.
1. Tập cho con tự ngủ:
- Ăn và ngủ lien quan mật thiết đến nhau.
- Ăn để phát triển thể chất, ngủ để phát triển trí não và thần kinh.
- Dùng phương pháp rung lắc, ti giả thì bé sẽ không học được cách tự ngủ.
- Một giấc ngủ sâu có ý nghĩa hơn một bữa ăn no.
- Từ 8 - 12 tuần thiết lập thòi gian biểu ngủ ngày/ đêm cho bé. Giúp bé phân biệt ngày đêm.
- Cho con ăn đêm 02 lần : từ 22h00 - 22h30 và 2h30 - 3h sáng (Phương pháp cho con ăn khi đang ngủ - dream feed)
- Không luyện ngủ cho con khi đang ốm
- Dạy trẻ khả năng tự trấn an. Khi trẻ tỉnh giấc nền CHỜ 10 phút rồi mới can thiệp, để trẻ có khả năng tự ngủ lại.
- Ban ngày trẻ ngủ đủ thì đêm mới có thể ngủ dài. Việc ngủ ngày và ngủ đêm có liên quan mật thiết đến nhau.
- Nếu bé dậy sớm hơn thời gian ngủ tối thiểu thì cân nhắc lại lịch ngủ của con
- Con càng lớn càng tăng: khả năng tiêu hóa và tích trữ năng lượng, thần kinh càng phát triển thì càng thức được lâu hơn.
2. Luyện tự ngủ dành cho các bé bú mẹ trực tiếp
- Để con nằm riêng biệt ngay từ lúc mới sinh: đặt con trong cũi, xếp chồng gối cao giữa con và mẹ… Mục đích việc này là dạy cho con khả năng tự lập từ bé.
- Dù ngủ ngày hay đêm thì luôn để phone TỐI
- Phương pháp hỗ trợ bé tự ngủ: Tiếng Ồn trắng, ti giả, thú bông nhỏ (Dummy^^), quấn chặt (Swaddle), nếu bé ngủ cũi có thể quấn bé hoặc đặt bên cạnh bé một chiếc áo mà mẹ vẫn mặc (có hoi của mẹ).
- Tự ngủ ngày: theo nếp sinh hoạt EASY.
- Chuyển giấc ngày: chu kỳ ngủ của các bé là 40 phút, sau đó bé sẽ tự chuyển giấc. Chuyển giấc ngày là một bài toán khó và mẹ cần kiên trì.
- Tự ngủ đêm: bé dậy khóc giữa đêm, TUYỆT Đ ố i không nên can thiệp ngay lập tức mà chờ từ 5 - 10 phút.
3. Ngủ gì mà sớm thế?
- Con cần được đi ngủ sớm mới ngủ ngon giấc
- Không để con:
- Thức lâu quá
- Hoạt động quá mạnh dẫn đến tăng động
- Trẻ quá mệt, quá thiếu ngủ dẫn đến thần kinh căng thẳng gây khó ngủ.
III. Cho bé bú (ăn)
Bảng 1: bữa ăn trong ngày của bé
Bảng 2: Thời gian bú cho bé
- Trong sữa mẹ có chất oxytocin dễ gây buồn ngủ cho trẻ. Các mẹ nên vắt bớt sữa đầu đi để con không phải bú nhiều oxytocin.
- Xác định trẻ bú đủ hay không dựa vào thời gian trẻ ngủ (ít nhất 1,5h không đòi ăn) và thức 45phút ko đòi ăn.
- Nên cho con bú bình ít nhất 1 lần trong ngày ngay từ tuần thứ tư sau khi sinh.
- Tập bé ti bình
- Cai ti đêm cho bé:
- Nên để ông bà hoặc bố nằm cạnh bé, tránh để mẹ nằm gần sẽ nghe mùi sữa mẹ. Khi cai dc rồi mẹ nên ngủ xa bé 1 tuần.
- Khi bé thức dậy vào ban đêm TUYỆT đối ko nói chuyện, vỗ về (Giả vờ ngủ).
- Song song với cắt ti đêm tiến hành giãn cử ngày, luyện tự ngủ và tạo cho bé nếp sinh hoạt ổn định.
------------ Hết Chương 1 --------------
Nhận xét