Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2019

ANH MƠ

Anh thường mơ về cánh đồng bát ngát cỏ xanh Nơi có em và ngôi nhà tranh trong huyền thoại Cùng ngắm bình minh và chân trời xanh tít mãi. Hoàng hôn về quây quần bên những đứa con xinh. #thothan

Hậu quả khi trẻ thường xuyên bị quát mắng

1. Hành vi của trẻ trở nên tồi tệ hơn Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cho thấy, ở nhiều gia đình có con trên 13 tuổi, khi bị bố mẹ quát mắng , chúng thường phản ứng chống đối bằng cách gia tăng hành vi xấu . 2. Thay đổi cách phát triển não bộ  Con người xử lý thông tin và sự kiện tiêu cực nhanh chóng, triệt để hơn thông tin tốt. Một nghiên cứu so sánh khi quét MRI não của những người có tiền sử bị cha mẹ lạm dụng bằng lời nói thời thơ ấu với những người không bị cho thấy sự khác biệt đáng kể về thể chất trong các phần của não bộ chịu trách nhiệm xử lý âm thanh và ngôn ngữ . 3. Trẻ trầm cảm Trẻ 13 tuổi thường xuyên bị quát mắng, các nhà khoa học phát hiện sự gia tăng đáng báo động của triệu chứng trầm cảm , lo lắng quá mức và khó tin tưởng người khác . Trẻ bị trầm cảm có thể gây ra các hành vi xấu, thậm chí phát triển thành hoạt động tự hủy hoại bản thân, như: sử dụng ma túy, quan hệ tình dục buông thả, nhiều trường hợp còn tự tử. 4. Ảnh hưởng đến sức

05 sai lầm của bố mẹ - nguyên nhân vì sao trẻ mãi không trưởng thành?

1. Bố mẹ tự làm mọi thứ Nhiều bố mẹ thường không muốn con làm việc nhà vì sợ sẽ làm vỡ, làm hỏng cái gì đó. Họ giành làm luôn mọi thứ cho con, chẳng hạn nhiều bà mẹ tự rửa bát, giành việc sắp xếp hành lý, đóng gói vali với con vì sợ con quên, bỏ sót thứ gì đó. Bố mẹ tự làm thì mọi việc sẽ nhanh hơn. Nhưng nếu trẻ được tự làm thì sẽ học thêm kỹ năng sống, xử lý mọi việc độc lập. Đôi khi trẻ có thể gây rối, làm mọi việc đổ bể nhưng chính từ những kinh nghiệm đó, chúng mới rút ra được bài học. 2. Can thiệp ngay khi con gặp khó khăn Nhiều bố mẹ lo lắng thái quá đến mức ngay khi thấy con gặp chút khó khăn trong cuộc sống là can thiệp. Chẳng hạn con kêu bài tập về nhà khó, bố mẹ vội vàng ngồi xuống giải giúp. Hay khi con chẳng may ngã, bố mẹ hốt hoảng lao vào, xuýt xoa rồi đỡ dậy. Nếu muốn trẻ trưởng thành, bố mẹ cần dạy cho chúng cách đối phó với những cảm xúc khó chịu như thất vọng, hụt hẫng. Trẻ cũng cần cơ hội tự thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bài tập khó, hãy để trẻ tự su