1. Tự tin
Bạn phải có năng lực và bạ sẽ phải có lòng tin rằng bạn sẽ hoàn thành công việc. Đừng bao giờ để người khác khiến bạn cảm thấy mình thấp kém.
2. Kiên định
Cựu tổng thống Mỹ Calvin Coolidge có lần nói “Không gì có thể thay thế được sự kiên định”. Tài năng, trí tuệ và cả giáo dục cũng vậy. Sự kiên định và lòng quyết tâm có giá trị rất lớn. Vì thế, đừng bao giờ bỏ cuộc dễ dàng.
3. Nghĩ lớn
Bạn càng thăng chức thì các quyết định bạn phải đưa ra càng phức tạp. Vì thế bạn sẽ phải suy nghĩ cân nhắc các vấn đề thận trọng và kỹ lưỡng hơn bởi mỗi quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng to lớn đến cả tổ chức.
4. Liên tục đổi mới
Hãy luôn đổi mới để mỗi ngày mình là người hoàn thiện hơn. Đừng sợ rủi ro và sai lầm. Hãy nhớ rằng tất cả mọi sai lầm thất bại chỉ là bước ngã tạm thời trên con đường tới đích thành công.
5. Quan tâm đến chi tiết
Cuối cùng thì tất cả mọi ngành kinh doanh đều phải bắt đầu từ các chi tiết nhỏ nhặt. Nếu chiến lược của bạn vững vàng nhưng bạn không chú ý đến các chi tiết của chiến lược, bạn có thể sẽ thất bại. Hãy chú ý đến từng chi tiết. Các sai lầm nhỏ nếu mắc phải rất dễ dẫn đến sai lầm lớn.
6. Không ngại lãnh đạo
Những người thành công thường là người dám đứng mũi chịu sào. Bạn có thể không phải là người lãnh đạo tối cao nhưng có thể bạn là người đứng đầu một nhóm nào đó nhỏ hơn, và như vậy bạn phải dám chịu trách nhiệm.
7. Nỗ lực cạnh tranh
Nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Nếu bạn không biết cạnh tranh, bạn sẽ bị gạt ra rìa cuộc chơi. Đây là quy luật cơ bản của kinh doanh.
8. Thật thà là cha quỷ quái
Nếu bạn hành nghề kinh doanh hay quản lý, danh tiếng của bạn có giá trị rất lớn trong việc cộng tác với khách hàng hay nhân viên. Hãy chứng tỏ mình là người tử tế.
9. Kỹ năng làm việc với mọi người
Một phần rất lớn sự thành công của bạn là cách giao tiếp với những người khác và làm thế nào phát huy nguồn lực con người. Càng ở vị trí cao, công việc của bạn càng sẽ mang tính chất quản lý người khác. Vì thế, các kỹ năng quản lý con người là không thể thiếu.
10. Luôn tích cực
Hãy làm cho tính cách và công việc của bản thân tràn ngập yếu tố tích cực. Điều đó sẽ tạo động lực cho cả người khác. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn nếu có một thái độ tích cực hơn là một thái độ tiêu cực.
Nguồn: http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2189/10-cach-tu-duy-cua-ceo
Nhận xét