Thứ tư, 02/03/2016 11:43
Sự phát triển của thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh hơn cho người dân.
Sự phát triển của thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh hơn cho người dân.
Chất lượng đô thị hóa không thể chỉ được phản ánh qua các số liệu báo cáo về tăng trưởng GDP, mà hơn thế nữa, đó là sự phát triển hài hòa, tổng thể mọi mặt của đô thị. Vừa theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, vừa hướng tới sự thay đổi về chất lượng, khái niệm thành phố thông minh (TPTM) đang dần trở nên phổ biến hơn và có ý nghĩa hơn khi đô thị hóa đang trở thành xu thế của toàn cầu.
Thế nào là Thành phố thông minh?
Trong kỷ nguyên kết nối vạn vật (Internet Of Things - IOTs), TPTM là thành phố dùng công nghệ điện toán đám mây và công nghệ thông tin thế hệ mới để quy hoạch đô thị, sử dụng các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông để thu nhận, phân tích và tích hợp thông tin để vận hành thành phố, cuộc sống của người dân, bảo vệ môi trường, an toàn cộng đồng, các dịch vụ đô thị và các nhu cầu khác một cách thông minh, giúp nền kinh tế đô thị tăng trưởng, duy trì tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Hiện nay phát triển đô thị thông minh đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và trở thành một xu hướng cạnh tranh giữa các nước.
Các mô hình thành phố thông minh trên thế giới
Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, cơ chế, thể chế, nguồn lực… mà các đô thị lựa chọn những mô hình TPTM khác nhau. Có thể kể đến một số mô hình thành phố thông minh nổi bật hiện nay như:
1. Barcedona SmartCity: Được xếp hạng là một trong hai mô hình thành phố thông minh tốt nhất tại Tây Ban Nha theo IDC. Barcedona được xem như là thành phố đi tiên phong trong lĩnh vực thành phố thông minh và các giải pháp giảm lượng khí thải Cacbon. Cách đây một thập niên, đây được xem là thành phố đầu tiền trên thế giới giới thiệu về kiến trúc của một hệ thống cung cấp năng lượng bằng ánh sáng mặt trời cho đô thị.
2. IBM SmartCity: Khác với mô hình của Barcedona, IBM lựa chọn ba yếu tố: Con người (people) – Cơ sở hạ tầng (Infrastructure)– Kế hoạch và Quản lý (Planning and Management) để xây dựng mô hình thành phố thông minh. Thông qua mô hình của mình IBM hy vọng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đô thị và thúc đẩy môi trường kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trong điều kiện hiện nay, các đô thị mặc dù có ngân sách hạn hẹp, tài nguyên khan hiếm và những thách thức thường xuyên xuất hiện, việc đổi mới và áp dụng những cải tiến kỷ thuật có thể giúp biến những thách thức thành cơ hội lớn.
Mô hình IBM Smartcity |
3. Huewei SmartCity: Từng được biết đến như một nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới thì giờ đây cái tên Huawei còn nổi lên như một nhà cung cấp dịch vụ giải pháp công nghệ. TPTM là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai và tất nhiên Huawei không có lý do gì để bỏ qua lĩnh vực này. Mô hình TPTM Huewei xây dựng dựa trên ba yếu tố cốt lõi đó là: Cuộc sống thông minh, Công nghiệp thông minh và chính quyền thông minh. Mô hình này được phân thành 4 lớp chính. Lớp cao nhất của mô hình là lớp ứng dụng cung cấp các ứng dụng thuộc các lĩnh vực như giao thông minh, giáo dục, du lịch thông minh….Lớp cuối của mô hình là lớp thiết bị bao gồm các sensor và thiết bị đầu cuối làm nhiệm vụ thu nhận thông tin.
4. Dubai SmartCity: Với tiêu chí phát triển bền vững kết hợp với hạ tầng ICT rộng khắp và hiệu quả, Dubai hy vọng sẽ xây dựng được một cộng đồng thông minh và có tính kết nối. Với mô hình TPTM này các cộng đồng cơ học sẽ có cơ hội trở thành các cộng đồng được kết nối với nhau.
Các yếu tố cốt lõi của một Thành phố thông minh
Tuy mỗi thành phố đều xây dựng TPTM bằng các mô hình khác nhau, nhưng tựu chung lại một TPTM không thể thiếu 3 yếu tố chính:
- Hạ tầng ICT rộng khắp và tốc độ cao: Để xây dựng TPTM thì rõ ràng yếu tố hạ tầng là không thể bỏ qua. So với trước đây lĩnh vực ICT đã có những bước phát triển đáng kể. Với công nghệ 4G, 5G con người có thể thoải mái trải nghiệm hầu hết các dịch vụ với tốc độ cao hơn hẳn so với các công nghệ cũ trước đó. Việc xây dựng hạ tầng ICT rộng khắp và tốc độ cao chính là nền tảng cho sự phát triển của các hệ thống trong mô hình thành phố thông minh. Các hệ thống dữ liệu lớn, yêu cầu tương tác theo thời gian thực… sẽ dễ dàng phát triển nếu có được một hạ tầng ICT đảm bảo.
- Phát triển bền vững: Sự phát triển của các khu vực đô thị, hoạt động sản xuất công nghiệp kéo theo sự gia tăng của các vấn đề như: rác thải, ô nhiễm bầu khí quyển, nguồn nước…Bên cạnh đó các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than đá, khí đốt… cũng ngày càng khan hiếm. Trước thực tại đó, đòi hỏi con người phải có những hướng đi cụ thể. Hiện nay các mô hình TPTM trên thế giới xem yếu tố Phát triển bền vững là tiêu chí hàng đầu khi xây dựng. Nếu có cơ hội đến Bacerdona bạn sẽ không khó để bắt gặp những toà nhà thông minh sử dụng năng lượng từ ánh nắng mặt trời hay hệ thống các phương tiện giao thông sử dụng Hydrogen được phân tách từ nước làm nhiên liệu hoạt động…
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: bên cạnh đảm bảo sự phát triển bền vững cho thành phố, việc xây dựng TPTM còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố so với các thành phố khác. Một thành phố thông minh sẽ tạo ra hàng trăm tiện ích giúp người dân thành phố đó có cuộc sống thoải mái hơn. Người dân sẽ có cơ hội được sử dụng những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tiên tiến nhất, bên cạnh đó mọi người sẽ được tạo mọi điều kiện học tập thuận lợi và môi trường sống cũng thân thiện hơn. Sẽ không thái quá khi nói rằng một thành phố thông minh sẽ giúp tạo ra những công dân ngày một thông minh hơn. Và đây cũng chính là một trong những điều sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ của những TPTM so với các thành phố khác. Bên cạnh đó sự phát triển của các hệ thống thống thông minh như: chính quyền điện tử, giao thông, quản lý năng lượng…cũng sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho các TPTM.
Lựa chọn mô hình Thành phố thông minh phù hợp
Sự phát triển của thành phố thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh hơn cho người dân. Việc xây dựng một mô hình TPTM phù hợp rõ ràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, nguồn lực, cơ chế thể chế, thời điểm triển khai… do đó sẽ không thể áp dụng rập khuôn một mô hình TPTM cho nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên dù các mô hình phát triển TPTM có thể khác nhau nhưng nhất định đều hường tới những tiêu chí cốt lõi là tạo ra môi trường phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thành phố thông minh.
Vũ Phan
Nhận xét