Thứ hai 01/02/2016 15:00
Một điều thú vị rất dễ nhận ra là trong một năm trở lại đây, chúng ta liên tiếp chứng kiến sự ra đời của hàng loạt những dòng Smart phone, tablet chạy cả bằng Android, iOS hay thậm chí là Windows Phone được tích hợp sẵn những chiếc bàn phím vật lý và đang làm mưa làm gió trên thị trường.
Nếu là một tín đồ công nghệ chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến những dòng điện thoại thông minh như: Nokia 9000, Ericsson GS 88, Tmobile G1 hay Sony Ericsson P990i. Đây là những dòng smartphone đời đầu chạy trên những hệ điều hành như Symbian hay Android kết hợp với việc sử dụng những chiếc bàn phím vật lý. Từng là những dòng điện thoại được xem là thời thượng khi ấy thế nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn sau đó chúng đã không còn tồn tại trên thị trường. Những dòng điện thoại ấy được thay thế bằng những dòng smart phone mới hơn chạy bằng Android, iOS hay Window phone và cũng từ đó người ta hầu như không còn thấy sự hiện diện của bàn phím vật lý trên những chiếc Smart phone nữa. Thay vào đó là những chiếc bàn phím ảo có phần linh hoạt hơn được tích hợp sẵn vào các hệ điều hành.
Thế nhưng...
Một điều thú vị rất dễ nhận ra là trong một năm trở lại đây, chúng ta liên tiếp chứng kiến sự ra đời của hàng loạt những dòng smartphone, tablet chạy cả bằng Android, iOS hay thậm chí là Windows Phone được tích hợp sẵn những chiếc bàn phím vật lý và đang làm mưa làm gió trên thị trường. Những cái tên nổi bật trong số chúng có thể kể đến là: Microsoft Suface, Ipad Pro và gần đây nhất là sự ra đời của tân binh Blackbery Priv. Vậy điều gì đã làm tái sinh những chiếc bàn phím vật lý này trên các máy smartPhone, tablet ngày nay? Và liệu rằng xu hướng này có tồn tại lâu dài? Để làm rõ những câu hỏi ấy chúng ta hãy thử xem qua những ưu điểm mà một chiếc smart phone hay tablet sử dụng bàn phím vật lý có thể đem lại cho người dùng.
Những ưu điểm của một chiếc SmartPhone và Tablet có sử dụng đến bàn phím vật lý có thể kể đến:
Nhanh, chính xác và đơn giản hơn: Khác với việc bạn ngồi yên và nhập liệu trên bàn phím, khi di chuyển thì việc gõ hoặc vuốt trên bàn phím ảo sẽ khó khăn và độ chính xác sẽ thấp hơn. Tuy nhiên khi sử dụng bàn phím vật lý, việc nhập liệu sẽ đơn giản hơn nhiều khi di chuyển, đặc biệt với những người đã có kinh nhiệm còn có thể không cần phải chú ý hoàn toàn vào bàn phím mà vẫn có thể gõ chính xác. Bên cạnh đó khi bạn đã gõ trên bàn phím vật lý một thời gian, bạn có thể học được cách gõ mà không cần nhìn bàn phím. Đó chính là điểm khác biệt với việc nhập liệu trên bàn phím ảo, khi bạn gõ trên màn hình cảm ứng sẽ không có được những điểm tham chiếu xúc giác trên đầu ngón tay.
Tăng kích thước màn hình hiển thị: Khi Steve Jobs giới thiệu iPhone, ông đã tạo ra cuộc tranh luận rất có lý: bàn phím vật lý có thể lấy đi một phần diện tích hiển thị. Ông hỏi "tại sao bạn lại phải chấp nhận sự xuất hiện của bàn phím ngay cả khi không cần?" Tuy nhiên khi nhập liệu trên bàn phím ảo bạn sẽ phải hi sinh một phần màn hình cho bàn phím, vì vậy đoạn hội thoại sẽ ngắn hơn. Điều này giúp người dùng tránh được các cảm giác khó chịu khi kích thước của nội dung hiển thị bị giới hạn.
Sự kết hợp hai trong một: Bạn là một người bận rộn với công việc, bạn ít khi ngồi làm việc tại văn phòng mà thay vào đó bạn phải thường xuyên ra bên ngoài gặp gỡ trao đổi với khách hàng thì có lẽ một chiếc iPad Pro sẽ là một lựa chọn hết sức phù hợp. Chúng ta thường hay có thói quen đem theo những chiếc máy tính xách tay nặng nề và không kém phần cồng kênh khi đi ra ngoaì giải quyết công việc. Điều này đôi khi tạo ra một sự phiền toái không hề nhỏ đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Việc sử dụng một chiếc Ipad Pro hay một máy tính bảng Sufface của Microsoft được tích hợp sẵn những chiếc bàn phím vật lý có thể giúp chúng ta giải quyết những phiền toái đó. So với một chiếc máy tính xách tay thì một chiếc Tablet có kích thước nhỏ hơn và có khả năng giải quyết những công việc tương đương. Đối với một lập trình viên cũng vậy sẽ chẳng có ai có hứng thú với việc lập trình trên một chiếc bàn phím ảo nhưng với một chiếc bàn phím thật thì điều đó hoàn toàn khả thi. Với sự kết hợp cùng bàn phím vật lý, rõ ràng giờ đây một chiếc Tablet không chỉ đơn thuần là Tablet như trước đây nữa mà nó còn có thể đóng vai trò như một chiếc máy tính xách tay gọn nhẹ.
Cung cấp phím tắt đến các ứng dụng vật lý, địa chỉ liên hệ và nhiều hơn nữa: Đối với những người quan tâm nhiều hơn về tiện ích so với sự đơn giản và thiết kế thẩm mỹ, bàn phím vật lý sẽ cung cấp lợi ích năng suất lớn hơn. Bạn có thể quay số liên lạc trực tiếp một cách nhanh chóng bằng cách giữ một nút, hoặc khởi động vào ứng dụng hay tìm kiếm phổ quát để tiết kiệm từng giây mỗi khi bạn nhấc điện thoại lên. Tất nhiên, các phần mềm trên điện thoại cần hỗ trợ điều đó.
Giải trí với vũ điệu từ ngón tay: Một trong những lợi ích của màn hình cảm ứng nó không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào (điều này cực kỳ hữu hiệu khi bạn muốn nhắn tin hay làm việc trên điện thoại khi người khác ngủ). Điểm thiếu sót đó chính là cảm giác gõ phím được tạo ra khi thực hiện trên một bàn phím vật lý, nơi bạn có thể thỏa sức gõ theo nhịp điệu bất kỳ. Ngón tay của bạn sẽ được nhảy múa theo đúng nghĩa đen. Điều này không chỉ áp dụng cho smartphone mà còn đúng cho bàn phím máy tính.
Xu hướng này sẽ đi về đâu?
Rõ ràng việc một chiếc smart phone hay tablet sử dụng kết hợp với bàn phím vật lý đem lại những lợi ích nhất định tuy nhiên liệu rằng xu hướng này có kéo dài trong tương lai? Cách đây chỉ một thập niên thôi rõ ràng những chiếc Smart phone đời đầu sử dụng kết hợp với bàn phím vật lý đã có một thời phát triển huy hoàng là thế nhưng rồi cũng sớm bị thay thế. Liệu rằng những chiếc Tablet như Galaxy Tab 2 của Samsung, Sufface của Microsoft , Ipad Pro của họ nhà “Táo” hay những smart phone sử dụng bàn phím vật lý như Blackbery Priv có đủ sức mạnh để tạo làm sống lại một xu hướng.
Xem bài đăng trên trang tin nội bộ Viettel: https://viettelfamily.com/tin-tuc/xu-the/su-song-lai-cua-xu-huong-ban-phim-vat-ly1
Vũ Phan
Nhận xét