1. Vỡ mộng: Sự phát triển của công nghệ thông tin (AI, blockchain...) và Công nghệ sinh học liệu có sản sinh ra những mô hình xã hội mới thay thế cho mô hình dân chủ tự do hiện tại (?). Hầu hết mọi người đều chưa dự đoán những thay đổi trong thế kỷ 21 do những tiến bộ về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học sẽ mang lại.
2. Công việc: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với đầu máy hơi nước, con người từng đập phá máy móc vì nỗi sợ mất việc làm, đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 liệu vấn đề tương tự có xảy ra? Công nghệ phát triển sẽ thay thế công việc trước đây con người từng thực hiện, tạo ra nguy cơ mất việc làm. Chính phủ sẽ làm gì để tạo ra các công ăn việc làm mới? Nếu như trước đây chúng đa đấu trách để chống lại bóc lột, thì ngày nay đấu tranh để chống lại sự vô dụng.
3. Tự do: Nguy cơ bị kiểm soát bởi các thuật toán, máy móc có thể hiểu con người hơn chính chúng ta.
4. Bình đẳng: Biên giới giữa các quốc gia có thể bị xóa nhòa nhưng có thể sinh ra sự phân cấp các chủng người hiện đại nhờ sự can thiệp của công nghệ sinh học, tạo ra khoảng cách thực sự giữa giới tinh hoa và phần còn lại (điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử).
5. Cộng đồng: Cộng đồng trực tuyến chưa thể dẫn dắt các cuộc cách mạng, muốn làm được điều đó cần rút ngắn khoảng cách với cộng đồng thực tế bên ngoài. Các trò chơi như pokemon go và thực tại ảo, thực tại tăng cường là một trong những nỗ lực để rút ngắn khoảng cách đó.
6. Văn minh: Thế giới sẽ tiến đến một nền Văn minh duy nhất.
7. Chủ nghĩa dân tộc: Biên giới giữa các quốc gia sẽ không còn quan trọng. Loài người hiện đại cần chung tay giải quyết các vấn đề chung của nhân loại như sự nóng lên của khí hậu, băng tan, vũ khí hạt nhân...
8. Tôn giáo: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật vai trò của tôn giáo sẽ giảm đi. Tuy nhiên tôn giáo vẫn sẽ tồn tại và là công cụ để duy trì chủ nghĩa dân tộc, để thúc đẩy sự đoàn kết.
9. Nhập cư: Sự phát triển của Khoa học công nghệ làm giảm bớt sự phân biệt chủng tộc, tuy nhiên hình thành sự phân biệt về văn hóa.
10. Chủ nghĩa khủng bố: thực tế số người thương vong vì bị khủng bố ít hơn rất nhiều so với tai nạn giao thông, bệnh tiểu đường. Chủ nghĩa khủng bố ví như con ruồi không thể di chuyển cái bình sứ, nhưng có thể phá hỏng cả cửa hàng bán gốm sứ nếu nó chui vào tai con bò mộng vào làm con bò thấy bất ổn. Con người cần khôn ngoan hơn khi đối mặt với chủ nghĩa khủng bố: không nên thôi phồng sự ảnh hưởng của nó (đây cũng chính là mục tiêu của những kẻ khủng bố muốn đạt được), bản chất sức mạnh của những kẻ khủng bố so với quân đội các nước là rất chênh lệch.
11. Chiến tranh: Việc sử dụng vũ lực để thực hiện chiến tranh gần như không còn. Tuy nhiên con người vẫn đối mặt với 2 nguy cơ đến từ chiến tranh hạt nhân và chiến tranh trên Không gian mạng. Hai mình thức này tốn ít nguồn lực hơn nhưng mức độ thiệt hại thì gấp nhiều lần.
12. Khiêm nhường: Các dân tộc, Tôn giáo thường tự coi mình là Trung tâm của vũ trụ.
13. Chúa: Con người thường viện dẫn chúa cho những điều chưa giải thích được.
14. Chủ nghĩa thế tục: Không tin vào sự tồn tại của thần linh, giải thích mọi thứ bằng khoa học, thực tiễn.
15. Ngu dốt: Khác với thời nguyên thủy con người ngày càng biết rất ít về Thế giới quanh mình và thường lầm tưởng là biết rất nhiều. Những kiến thức có được dựa trên sự tham chiếu đến kiến thức của người khác.
16. Công lý...
17. Hậu sự thật: Homo sapiens (người hiện đại) có khả năng sáng tạo ra những câu chuyện sai với thực tế để đạt được mục đích về tôn giáo, đoàn kết dân chúng...(Lời nói dối được lặp lại 1000 lần có khả năng sẽ trở thành sự thật). Lịch sử đã có thấy có những sự thật phải đến 700 năm sau con người mới làm sáng tỏ. Xã hội chúng ta đang sống là xã hội hậu sự thật.
18. Khoa học viễn tưởng: Chúng ta có thể đang sống trong xã hội mô phỏng tạo bởi sự phát triển của công nghệ (tương tự phim ma trận).
19. Giáo dục: Tuổi thọ con người sẽ tăng lên và yêu cầu họ phải luôn học hỏi, linh hoạt về tin thần và cân bằng cảm xúc. Nếu bạn không biết mình muốn gì công nghệ sẽ kiểm soát bạn. Trường học nên giảm bớt dạy về các kỹ năng, kỷ thuật mà tập trung dạy về 04 chữ C: Critical thinking, Communication, Collaboration, Creative.
20. Ý nghĩa: Con người luôn tự hỏi ý nghĩa cuộc đời mình là gì? Điều đó phụ thuộc vào niềm tin, kiến thức mà họ đang có. Niềm tin của con người có thể bị dẫn dắt bởi Tôn giáo, Chủ nghĩa dân tộc hay thậm chí là Chủ nghĩa phát xít.
21. Thiền: Được xem như là công cụ trong nghiên cứu khoa học. Sử dụng thiền để thấu hiểu về dòng chảy tâm trí, cảm giác bản thân đang trải qua. Thiền không để là mục đích tạo ra những khoảng khắc xuất thần hay tạo ra sự thăng hoa...
Nhận xét