1. Tư duy nhanh: dựa vào trực giác, kinh nghiệm.
2. Tư duy chậm: suy nghĩ, đánh giá thấu đáo về một vấn đề trước khi đưa ra ý kiến.
--> Con người có xu hướng thích sử dụng tư duy nhanh hơn là tư duy chậm.
3. Giảm thiểu sai lầm dự kiến:
- Áp dụng thông tin khách quan: Sử dụng thông tin từ nhiều nguồn tin khác.
- Xác định nhóm tham chiếu phù hợp --> thu thập số liệu thống kê.
4. Trực giác và công thức: Nếu có lựa chọn thì nên sử dụng công thức.
5. Khi nào nên tin vào trực giác: Nếu trực giác đưa ra phán đoán về một phạm trù có tính chất lặp lại (ví dụ như chơi cờ vua) và tính lặp lại của phạm trù đó có khả năng học được.
6. Người ta có xu hướng thích sự tự tin hơn sự không chắc chắn: thông tin đưa ra dựa trên sự tự tin có khoảng sai lệch bé hơn nếu đưa ra dựa trên sự không chắc chắn.
7. Con người thường nghĩ đến sự mất mát nhiều hơn cái nhận được. Hầu hết mọi người sẽ không tham gia trò chơi đồng xu: mặt sấp mất 100$, mặt ngửa được nhận 150$ (dù phận nhận được > phần có thể mất đi). Hệ số sợ sự mất mát giảm nếu ta tăng số tiền ở khả năng chiến thắng.
8. Não bộ con người bị kích thích bởi suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn tích cực.
Ví dụ: bạn sẵn sàng bỏ đi một bát mứt nếu nhìn thấy trong đó có một con gián, nhưng bạn sẽ không ăn một lát mứt trong bát đựng toàn con gián.
9. Không nên đặt trọng số ra quyết định quá lớn cho biến cố hiếm. Trọng số thường bị tác động bởi cách diễn đạt biến cố hiếm.
Ví dụ:
- Cứ 1000 trẻ em tiêm vacxin thì có 1 trẻ có nguy cơ bị bại liệt --> trọng số gán cho biến cố hiếm lớn.
- Có 0,001 % trẻ em bị bại liệt khi tiêm vacxin --> trọng số gán cho biến cố hiếm nhỏ.
--> khi trọng số bé thường xảy ra sự sao nhãng.
10. Khi đánh giá các sự kiện đơn lẻ cần đưa vào bối cảnh cụ thể để tăng mức độ chính xác. Sự kiện đơn lẻ đánh giá mà không tham chiếu tới bối cảnh dễ bị dẫn dắt bởi tư duy "nhanh".
11. Một kết quả xấu được chấp nhận dễ hơn nếu nó đóng khung vào chi phí hơn là tổn thất.
12. Con người thường sống với 2 bản thể: hồi tưởng và trải nghiệm.
Nhận xét