1. Sự khác biệt của chủ doanh nghiệp là gì?
Sự khác nhau giữa người làm chủ và người làm công được gói gọn trong 2 từ đảm bảo và tự do. Nỗi sợ của người nhóm L khiến họ học tập, có một nghề nghiệp và tìm mọi lý do để không khởi nghiệp.
Những khả năng của chủ Doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt bao gồm:
- Khả năng thay đổi suy nghĩ từ ổn định sang tự do.
- Khả năng không tiền mà vẫn hoạt động.
- Khả năng hoạt động mà không có sự bảo đảm.
- Chú trọng cơ hội hơn nguồn lực.
- Tổng quát hơn chuyên sâu.
- Quản lý khác nhau với những người khác nhau.
- Biết cách quản lý con người và nguồn lực mà họ không sở hữu.
- Chú trọng tập thể và giá trị hơn là thu nhập và thăng tiến.
- Luôn học hỏi và không ngại thất bại.
- Chịu trách nhiệm cho toàn bộ công việc kinh doanh.
- Tạo ra sự thay đổi của thế giới thay vì than thở về vấn đề của thế giới.
- Tìm ra vấn đề và biến thành cơ hội kinh doanh.
2. Bạn có thật sự muốn trở thành 1 chủ doanh nghiệp?
Chủ Doanh nghiệp là người có sự tự do toàn diện. Tuy nhiên, trước khi đạt được điều này, bạn cần xác định cái giá mình sẽ phải trả khi lựa chọn trở thành một chủ Doanh nghiệp. Trong cuốn sách, tác giả có đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để bạn xác nhận việc trở hành chủ Doanh nghiệp có phải là điều bắt buộc với bạn hay không. Quan trọng nhất, bạn nên đặt câu hỏi “Tại sao không?” thay vì “Tại sao?” cho những cơ hội của mình.
3. Học cách biến cái rủi thành cái may
Không ai thích thất bại hay bị từ chối. Nhưng nếu bạn chưa từng trải qua việc đó, bạn chưa thể đi đến thành công. Công việc của một chủ Doanh nghiệp là mắc sai lầm, học hỏi và đi tiếp. Vì vậy, điều bạn cần là học cách đốt cháy nỗi sợ hãi và BẮT ĐẦU.
Quá trình trở thành chủ Doanh nghiệp của bạn cần trải qua những bước như sau:
- Khởi nghiệp.
- Thất bại và học hỏi.
- Tìm người cố vấn.
- Thất bại và học hỏi.
- Theo học một số khóa đào tạo.
- Lại thất bại và học hỏi.
- Ngừng lại khi thành công.
- Ăn mừng.
- Tính tiền thu vào và chi ra.
- Lặp lại quá trình trên.
4. Công việc khác gì với nghề nghiệp?
Công việc là những việc bạn làm không công để đạt đến mục tiêu nào đó, ví dụ như làm bài tập để học giỏi hơn. Nghề nghiệp là điều mà hầu hết mọi người đếu hướng tới, làm việc để được trả tiền. Khi trong đầu bạn chỉ luôn hướng tới tiền bạc, bạn sẽ hạn chế việc học hỏi và mất đi khả năng nhận biết cơ hội.
Vì vậy, để trở thành một chủ doanh nghiệp, bạn nên tập trung nâng cao hiểu biết của mình. Đừng làm việc vì tiền.
5. 4 trường kinh daonh và 4 loại tư duy
Con đường trở thành chủ Doanh nghiệp có thể phải trải qua một số trường đào tạo như sau:
Trường kinh doanh truyền thống: Là các trường đại học mà bạn sẽ nhận được kiến thức nghề nghiệp.
Trường kinh doanh gia đình: Là nơi gia đình sẽ đào tạo con người bạn.
Trường kinh doanh công ty: Nơi bạn làm việc và học tập những kĩ năng thực tế của một nhân viên.
Trường kinh doanh đường phố: nơi đào tạo những chủ doanh nghiệp với cuộc sống thực bên ngoài.
Mỗi loại trường có những giá trị đào tạo khác nhau nhưng việc bạn trở thành ông chủ như thế nào không phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn đã được học ở đâu. Tại các trường kinh doanh này, bạn sẽ được đào tạo 4 loại tư duy sau đây:
Tư duy P: của những người giỏi Phân tích và Phê bình.
Tư duy K: của những chuyên gia Kĩ thuật và Chuyên môn.
Tư duy S: của những người có óc Sáng tạo và Suy luận linh hoạt
Tư duy L: của những người Lãnh đạo
Những người có tư duy khác nhau sẽ nhìn nhận những cơ hội theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, trong kinh doanh cả 4 loại tư duy trên đều rất quan trọng.
6. Bạn còn nhớ tam giác C – Đ?
Mặc dù đã đề cập rất rõ trong tập 3 nhưng một cuốn sách dành cho chủ Doanh nghiệp thì không thể không nhắc đến tam giác C – Đ. Đây là một mô hình chủ chốt cho những người thuộc nhóm C và Đ. Trong cuốn sách này, tác giả liên tục nhắc tới tam giác này và việc ứng dụng những yếu tố của nó.
Để trở thành một chủ Doanh nghiệp, bạn cần là chuyên gia của một trong 5 yếu tố cấu thành tam giác và tìm kiếm những con người thích hợp cho những phần còn lại.
7. Quá trình quan trọng hơn mục tiêu
Mặc dù mục tiêu là quan trọng, nhưng kế hoạch đặt ra và con đường vươn tới mục tiêu đó còn quan trọng hơn. Trong quá trình này, bạn sẽ phải đối mặt với mọi khó khăn trắc trở để tôi luyện con người. Chính quá trình mới gạt bỏ những con người yếu kém và đưa lại phần thưởng cao cả cho người vững chí.
Điều này tạo nên khác biệt của một chủ Doanh nghiệp với một tên cờ bạc may mắn trúng số. Trong chương 5, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi thiết yếu nhất về lưu lượng tiền mặt trước khi quyết định mở một công ty.
8. Sứ mệnh của bạn là gì?
Là một chủ doanh nghiệp, bạn cần làm việc cho 3 loại tiền sau:
- Đồng tiền cạnh tranh: Khi công ty bạn cạnh tranh với những Doanh nghiệp khác.
- Đồng tiền hợp tác: Khi bạn liên kết và cùng làm việc với các Doanh nghiệp khác.
- Đồng tiền tinh thần: khi bạn hoàn thành một sứ mệnh cao cả của công ty đặt ra lúc ban đầu.
Nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là xác định sứ mệnh của tổ chức và định hướng tổ chức để hoàn thành sứ mệnh đó. Trong kinh doanh, điều này còn quan trọng hơn việc kiếm được bao nhiêu tiền. Cũng chính lý do này khiến cho nhiều Doanh nghiệp chết yểu khi chỉ tập trung vào “những quả trứng vàng” mà bỏ qua yếu tố “con ngỗng”
9. Đi từ nhóm T qua nhóm C
Để bắt đầu, bạn nên tìm một công việc bán thời gian có thể làm ngoài giờ hay lúc ở nhà. Đây là thời điểm bạn tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng. Sau khi đã tập hợp được một ekip cho bản thân mình, hãy lập một công ty tư nhân mà bạn là một khâu trong đó.
Quá trình làm việc trong nhóm T này là bắt buộc để bạn xây dựng một Doanh nghiệp. Sau khi tầm vóc công ty đã đủ lớn và bạn đã học cách ủy quyền, hãy tiến hành “chui qua lỗ kim” và trở thành chủ Doanh nghiệp đúng nghĩa. Đây là con đường đúng đắn cho những ai đang muốn khởi nghiệp bền vững
10. Công việc của nhà lãnh đạo là gì?
Người lãnh đạo là người nhìn nhận cơ hội và xây dựng tam giác C – Đ cho cơ hội đó. Các công việc chính của người lãnh đạo bao gồm:
- Xác định sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của công ty.
- Tìm những người giỏi nhất và đưa họ vào ekip.
- Xây dựng nội bộ công ty mạnh.
- Mở rộng công ty ở bên ngoài.
- Tăng lợi nhuận.
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
- Đầu tư vào tài sản hữu hình.
- Là 1 công dân tốt trong cộng đồng.
Nói chung, người lãnh đạo phải là nhân viên bán hàng giỏi nhất trong công ty và luôn đưa ra những thử thách, học hỏi và vươn lên mỗi ngày. Họ cần phải làm ngay mọi thứ chứ không chờ đợi một cơ hội hoàn hảo.
11. Kén chọn khách hàng và nhân viên
Khi thành lập công ty, bạn phải xác định rõ phân khúc thị trường nào mình hướng tới. Nếu bạn không xác định hoặc tham lam, sản phẩm của bạn sẽ mất tính định vị và sớm bị thị trường thải hồi. Ngoài ra, tiếp nhận khách hàng tốt là điều quan trọng nhưng biết “sa thải” khách hàng xấu còn quan trọng hơn.
Nhân viên cũng chính là một loại khách hàng. Bạn cần nâng cao các kĩ năng quản lý con người và giao tiếp trao đổi. Khi tuyển dụng, hãy thật chậm rãi để chắc chắn bạn tuyển đúng người cho công việc của mình. Tuy nhiên khi sa thải bạn cần tiến hành thật nhanh để không ảnh hưởng đến các nhân viên khác trong công ty.
Không hài lòng với công việc hiện tại không phải là lí do khiến bạn có thể bắt đầu một Doanh nghiệp. Điều cốt yếu là bạn phải có một sứ mệnh và quyết định đi theo sứ mệnh đó đến cùng. Với tôi, đây thực sự là một cuốn sách tuyệt vời cho một chủ Doanh nghiệp, hiện tại hoặc tương lai.
Và bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định thôi việc bạn nhé.
Nguồn: http://chagiauchangheo.club/cha-giau-cha-ngheo-day-con-lam-giau-10-truoc-khi-ban-thoi-viec/
Nhận xét